Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Công nghệ cơ khí 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 1 Bài 2: Hình thành ý tưởng và lập kế hoạch nghiên cứu sự án thuộc lĩnh vực kĩ thuật cơ khí (P1). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực công nghệ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực cơ khí thường được bắt nguồn từ đâu?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ câu trả lời cho câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi.
Gợi ý:
+ Được bắt nguồn từ ý tưởng. Ý tưởng được hình thành từ việc quan sát sự vật, sự việc diễn ra xung quanh để tìm ra những khiếm khuyết và cách khắc phục khiếm khuyết đó. Qua đó đề xuất một dự án nghiên cứu.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ta vào bài học ngày hôm nay: Bài 2. Hình thành ý tưởng và lập kế hoạch nghiên cứu dự án thuộc lĩnh vực kĩ thuật cơ khí.
Hoạt động 1. Tìm hiểu các giai đoạn của dự án
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh các giai đoạn của dự án nghiên cứu (hình 2.1) cho HS quan sát, yêu cầu HS đọc nội dung mục I trong SGK và trả lời câu hỏi: + Một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực cơ khí thường trải qua những giai đoạn nào? - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về nội dung các giai đoạn của dự án. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK mục I, thảo luận và trả lời câu hỏi liên quan đến các giai đoạn của dự án nghiên cứu. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. |
I. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DỰ ÁN *Trả lời câu hỏi (SGK – tr10) - Kế hoạch nghiên cứu và thực hiện một dự án được thể hiện qua 4 giai đoạn sau: Giai đoạn 1. Hình thành ý tưởng. Giai đoạn 2. Lập kế hoạch. Giai đoạn 3. Triển khai thực hiện. Giai đoạn 4. Báo cáo kết quả. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về hình thành ý tưởng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, đọc nội dung mục II trong SGK và trả lời câu hỏi: + Việc hình thành ý tưởng một dự án thường bắt nguồn từ những yếu tố nào? - GV kết luận về các yếu tố hình thành ý tưởng một dự án. - GV yêu cầu HS đọc nội dung Ví dụ (SGK – tr11) để tìm hiểu về việc hình thành ý tưởng dự án. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: + Khi ý tưởng được hình thành thì cần trả lời những câu hỏi nào để ý tưởng trở thành dự án? + Lấy ví dụ từ một dự án cụ thể để minh họa cho những ý trên. - GV kết luận về nội dung hình thành ý tưởng một dự án. - GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết (SGK – tr12) về một số ví dụ hình thành ý tưởng dự án. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi liên quan đến hình thành ý tưởng. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. |
II. HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG *Trả lời câu hỏi (SGK – tr10) - Việc hình thành một ý tưởng nghiên cứu bắt nguồn từ việc quan sát các diễn biến, sự kiện, vấn đề trong thực tiễn, phát hiện ra những hạn chế, khiếm khuyết, những mâu thuẫn,…và đưa ra ý tưởng giải quyết, khắc phục, cải tiến,… - Sau khi ý tưởng về dự án nghiên cứu được hình thành, cần trả lời một số câu hỏi sau: + Vấn đề thực tiễn cần giải quyết trong dự án là gì? Đó chính là giải quyết những hạn chế, những khiếm khuyết đang tồn tại trong thực tiễn cần được giải quyết. + Mục tiêu cụ thể của dự án là gì? Mục tiêu đặt ra phải rõ ràng và có tính khả thi, phù hợp với năng lực nghiên cứu và điều kiện thực tế. + Tên của dự án là gì? Tên của dự án phải phù hợp với nội dung và mục đích của dự án. Nên viết tên của dự án ngắn gọn. |
--------------------------Còn tiếp---------------------------
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều CĐ 1 Bài 2: Hình thành ý tưởng, soạn giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 cánh diều CĐ 1 Bài 2: Hình thành ý tưởng