Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Công nghệ cơ khí 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 2 Bài 8: Quy trình gia công trên máy CNC (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về gá kẹp phôi và cài đặt gốc phôi Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh gá kẹp phôi trên máy phay CNC (hình 8.5) cho HS quan sát và yêu cầu HS đọc nội dung SGK, trả lời câu hỏi: + Chi tiết gia công trên hình 8.2 được gá kẹp bằng gì? + Vì sao mặt trên của phôi phải cao hơn mặt ê tô? - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về gá kẹp phôi. - GV chiếu hình ảnh gốc phôi (hình 8.6) và hình ảnh cài đặt gốc phôi bằng đầu dò cơ khí (hình 8.7) cho HS quan sát và yêu cầu HS đọc nội dung SGK, trả lời câu hỏi sau: + Gốc phôi trên hình 8.6 được xác định như thế nào? - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về cài đặt gốc phôi. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK tr.40-41 và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS nêu nội dung gá kẹp phôi và cài đặt gốc phôi *Trả lời Câu hỏi (SGK – tr40) - Chi tiết trên hình 8.2 có dạng hộp nên được gá kẹp bằng ê tô. - Mặt trên của phôi phải cao hơn mặt ê tô để dao không chạm vào ê tô trong quá trình gia công. *Trả lời Câu hỏi b) - Gốc phôi là giao điểm của 3 cạnh chung thuộc mặt trên và hai mặt bên của phôi. + Tại gốc phôi giá trị X = 0; Y = 0 và Z = 0. + Để xác định gốc (cài đặt gốc) người ta lần lượt chạm đầu dò vào mặt bên và nhập Y = 0, cuối cùng chạm vào mặt trên của phôi và nhập Z = 0. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. |
2. Gá kẹp phôi và cài đặt gốc phôi a) Gá kẹp phôi - Một số lưu ý khi gá kẹp phôi: + Phôi phải được gá và kẹp chặt. + Mặt trên của phôi phải cao hơn mặt ê tô để dao không chạm vào ê tô trong quá trình gia công.
b) Cài đặt gốc phôi - Mục đích của việc cài đặt gốc phôi là để xác định gốc kích thước trên phôi cần gia công. Gốc phôi là chuẩn để xác định các kích thước liên quan khác trong quá trình gia công. - Việc cài đặt gốc phôi được thực hiện bằng đầu dò điện từ hay bằng đầu dò cơ khí. |
Nhiệm vụ 4. Tìm hiểu về gá lắp dao và đo dao Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh gá lắp dao trên cơ cấu tích dao Revolve (hình 8.8) cho HS quan sát và yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi sau: + Số lượng và loại dao được lắp lên cơ cấu tích dao Revolve được căn cứ vào đâu? + Khi gá lắp dao cần lưu ý những gì? - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về nội dung gá lắp dao. - GV chiếu hình ảnh đo dao bằng dụng cụ đo cơ khí (hình 8.9) cho HS quan sát và yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: + Khi đo dao cần lưu ý điều gì? - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về nội dung đo dao. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK tr.41 và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS nêu nội dung gá lắp dao và đo dao. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. |
3. Gá lắp dao và đo dao a) Gá lắp dao - Số lượng và loại dao được gá lắp phải đủ và phù hợp với số lượng các bề mặt phải gia công. - Ví dụ: Gia công mặt đầu: chọn dao phay mặt đầu: chọn dao phay mặt đầu; Gia công mặt bên: chọn dao phay ngón,… - Nhập tên và số hiệu dao vừa lắp vào bảng dao trên máy. - Một số lưu ý khi gá lắp dao: + Đầu dao nhô ra ngoài bầu kẹp dao vừa đủ, không dài quá. + Tên và số hiệu dao trên cơ cấu tích dao phải giống với tên và số hiệu dao trong bảng dao.
b) Đo dao - Một số lưu ý khi đo dao: + Phải đo đầy đủ các dao được lắp lên cơ cấu tích dao. + Chiều dài của dao nào phải được nhập đúng với số hiệu của dao đó.
|
Nhiệm vụ 5. Tìm hiểu về nhập chương trình và gia công thử Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh nhập chương trình vào máy (hình 8.10) cho HS quan sát, yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau: + Chương trình gia công được nhập vào máy bằng những phương thức nào? + Trước khi chạy thử chương trình cần lưu ý những gì? - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về nội dung nhập chương trình và gia công thử. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK tr.42 và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS nêu nội dung nhập chương trình và gia công thử. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. |
4. Nhập chương trình và gia công thử - Chương trình gia công được nhập vào máy theo những cách sau: nhập qua USB, nhập qua thẻ nhớ, nhập qua cáp truyền tín hiệu,… - Trước khi chạy thử chương trình cần lưu ý: + Kiểm tra lại các số hiệu dao trong chương trình có đúng với vị trí của nó trong ổ tích dao không. + Kiểm tra lại gốc phôi lập trình và gốc phôi khi cài đặt có trùng nhau không. + Kiểm tra lại các chiều dài dao một lần nữa. |
Nhiệm vụ 6. Tìm hiểu về gia công sản phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh trình tự các bước gia công sản phẩm (hình 8.11) cho HS quan sát, yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau: + Để gia công sản phẩm cho trên hình 8.2 cần có ấy bước? Thứ tự các bước đó có thể thay đổi được không? - GV chiếu hình ảnh kiểm tra sản phẩm (hình 8.12) cho HS quan sát. - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về nội dung gia công sản phẩm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK tr.42-43 và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS nêu nội dung gia công sản phẩm. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung Luyện tập. |
5. Gia công sản phẩm - Để gia công sản phẩm cần 3 bước: + Phay mặt đầu. + Phay biên dạng. + Phay chữ. - Nhìn chung trình tự đó đã tối ưu, không nên thay đổi. |
Nhiệm vụ: Tóm tắt trình tự gia công trên máy phay CNC cho chi tiết hình 8.13
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh đế hoa văn (hình 8.13) cho HS quan sát
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Tóm tắt trình tự gia công trên máy phay CNC cho chi tiết hình 8.13.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, vận dụng hiểu biết, kiến thức được học để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp
Gợi ý trả lời:
Trình tự gia công được gợi ý như sau: 1. Phay mặt đầu; 2. Phay biên dạng xung quanh; 3 Phay hoa văn ở giữa.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang nội dung vận dụng.
Nhiệm vụ: Tham quan một cơ sở sản xuất cơ khí hoặc cơ sở dạy nghề tại địa phương có sử dụng máy CNC và tìm hiểu các bước trong quy trình chế tạo một sản phẩm cơ khí.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Tham quan một cơ sở sản xuất cơ khí hoặc cơ sở dạy nghề tại địa phương có sử dụng máy CNC và tìm hiểu các bước trong quy trình chế tạo một sản phẩm cơ khí.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc vào đầu giờ học sau.
Hướng dẫn thực hiện: GV yêu cầu HS:
+ Tìm hiểu một cơ sở sản xuất cơ khí.
+ Quan sát quá trình gia công một sản phẩm trên máy CNC.
+ Ghi chép lại quy trình gia công.
+ Nộp và báo cáo kết quả.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành các bài tập phần Vận dụng.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 9: Khái quát chung về công nghệ in 3D.
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều CĐ 2 Bài 8: Quy trình gia công, soạn giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 cánh diều CĐ 2 Bài 8: Quy trình gia công