Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Công nghệ cơ khí 11 bộ sách mới cánh diều CĐ 2 Bài 7: Cấu tạo của máy CNC. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực công nghệ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Hãy cho biết điểm khác biệt lớn nhất giữa máy công cụ thường và máy công cụ CNC.
- GV có thể hỏi thêm: Vậy căn cứ vào điểm nào để nhận biết máy đó có máy tính?
Bước 2: HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc nội dung mở đầu, thảo luận theo nhóm đôi.
- GV mời một số HS trả lời câu hỏi mở đầu, các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có)
Gợi ý trả lời:
- Điểm khác biệt lớn nhất là máy CNC thì có máy tính (computer) còn máy công cụ thường thì không có.
- Một máy công cụ được điều khiển bằng máy tính thường có màn hình hiển thị và bàn phím, chúng được bố trí tại vị trí dễ quan sát nhất.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 7: Cấu tạo của máy CNC.
Hoạt động 1. Tìm hiểu cấu tạo của máy CNC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc nội dung mục 1 và trả lời câu hỏi: + Kể tên các loại máy CNC dùng trong sản xuất cơ khí. - GV chiếu hình ảnh cấu tạo của máy tiện CNC (hình 7.1) cho HS quan sát và trả lời câu hỏi sau: + Máy tiện CNC gồm có những bộ phận chính nào? - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về cấu tạo máy CNC. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK tr.34 và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS nêu cấu tạo máy CNC. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. |
I. CẤU TẠO MÁY CNC - Có nhiều loại máy CNC dùng trong sản xuất cơ khí như: máy tiện CNC, máy phay CNC, máy cắt dây CNC,… - Mỗi loại máy có thể có hình dạng khác nhau nhưng đều có cấu tạo gồm những bộ phận như: thân máy, bàn dao, mâm cặp, ụ trước, bảng điều khiển, cơ cấu tích dao,… |
Hoạt động 2. Tìm hiểu các bộ phận chính của máy tiện CNC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu thân máy và bàn dao Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh bàn dao của máy tiện CNC (hình 7.2) cho HS quan sát và trả lời câu hỏi: + Chỉ ra các bộ phận thân máy, bàn dao. Vai trò của từng bộ phận này là gì? - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về bộ phận thân máy và bàn dao. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK tr.35 và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS nêu đặc điểm của thân máy và bàn dao. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. |
II. CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA MÁY TIỆN CNC 1. Thân máy - Thân máy là bộ phận cố định dùng để lắp các bộ phận khác của máy. - Thân máy thường được đúc bằng gang, phía trên có các băng máy để dẫn hướng chuyển động cho bàn dao. |
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu mâm cặp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh mâm cặp của máy tiện CNC (hình 7.3) cho HS quan sát và yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi, đọc nội dung SGK, trả lời câu hỏi: + Mâm cặp thường được lắp với bộ phận nào trên máy tiện? Cho biết vai trò của mâm cặp. - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về bộ phận mâm cặp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK tr.35 và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS nêu đặc điểm của mâm cặp. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. |
3. Mâm cặp - Mâm cặp thường được lắp vào một đầu của trục chính. Trục chính nhận chuyển động từ động cơ điện và quay tròn cùng với mâm cặp. Mâm cặp có nhiệm vụ gá kẹp phôi và tạo ra chuyển động quay tròn của phôi. |
Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu ụ trước Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh ụ trước của máy tiện CNC (hình 7.4) cho HS quan sát và trả lời câu hỏi: + Quan sát hình 7.4 và cho biết: Ụ trước của máy tiện CNC có vai trò gì? - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về bộ phận ụ trước. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK tr.36 và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS nêu đặc điểm của ụ trước. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. |
4. Ụ trước - Ụ trước là bộ phận động lực chủ yếu của máy để tạo ra vận tốc cắt gọt. Bên trong lắp trục chính, trục này nhận truyền động từ động cơ thông qua bộ truyền đai. + Một đầu trục chính được lắp với mâm cặp để gá kẹp phôi. + Đuôi của trục chính thường được lắp một cảm biến tốc độ để kiểm soát tốc độ quay. |
Nhiệm vụ 4. Tìm hiểu bảng điều khiển Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
|
5. Bảng điều khiển |
--------------- Còn tiếp ---------------
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều CĐ 2 Bài 7: Cấu tạo của máy, soạn giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 cánh diều CĐ 2 Bài 7: Cấu tạo của máy