Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 CTST CĐ 1 Bài 2: Phân bón vô cơ (P2)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Hóa học 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 1 Bài 2: Phân bón vô cơ (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Hoạt động 3: Trình bày quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, thảo luận và trả lời CH thảo luận 5 SCĐ trang 11.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ, câu trả lời CH thảo luận 5 SCĐ trang 11.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các nhóm nghiên cứu SCĐ và trả lời CH thảo luận 5 SCĐ trang 11.

Hãy cho biết và viết các phương trình hóa học để điều chế một số loại phân bón vô cơ.

GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 5 SCĐ trang 11.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 5 SCĐ trang 11, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ.

2. SẢN XUẤT PHÂN BÓN VÔ CƠ

Trả lời CH thảo luận 5 SCĐ trang 11

a) Phân đạm ammonium

 - Đó là các muối ammonium: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4

 - Được điều chế bằng cách cho NH3 tác dụng với acid tương ứng.

Ví dụ: 2NH3+ H2SO4  → (NH4)2SO4

HNO3 +   NH3      →     NH4NO3

b) Phân đạm nitrate (là các muối nitrate: NaNO3, Ca(NO3)2…)

- Được điều chế bằng phản ứng giữa acid HNO3 và muối carbonate tương ứng.

 VD: CaCO3  + 2HNO3  → Ca(NO3)2  +  CO2↑  + 2H2O

c) Phân đạm urea ((NH2)2CO)

 - Được điều chế bằng cách cho NH3 tác dụng với CO ở nhiệt độ và áp suất cao.

2NH­3 +  CO  → (NH2)2CO  +  H2O

d) Superphosphate đơn: Chứa 14-20% P2O5, thành phần gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4

Điều chế: Quặng phosphorite hoặc apatite +  sulfuric acid đặc

Ca3(PO4)2+ H2SO4 → Ca(H2PO4)2 + CaSO4

e) Superphosphate kép: Chứa 40-50% P2O5, thành phần gồm Ca(H2PO4)2

Điều chế: 2 giai đoạn:

- Điều chế phosphoric acid

Ca3(PO4)2 +3 H3PO4 → H3PO4 + 3 CaSO4

- Cho phosphoric acid tác dụng với quặng phosphorite hoặc quặng apatite

Ca3(PO4)2 +3 H3PO4 → 3Ca(H2PO4)2

f) Phân Ammophos: hóa hợp

H3PO4 + NH3 → NH4H2PO4

g) Diammophos:

H3PO4 + 2NH3 → (NH4)HPO4.

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu cách sử dụng và bảo quản một số loại phân bón thông dụng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được cách sử dụng và bảo quản một số loại phân bón thông dụng
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, thảo luận và trả lời CH thảo luận 6 - 8 SCĐ trang 12, 13
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở cách sử dụng và bảo quản một số loại phân bón thông dụng, trả lời CH thảo luận 6 - 8 SCĐ trang 12, 13.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS tìm hiểu các thông tin trong SCĐ và từ một số phương tiện học tập tìm hiểu cách sử dụng và bảo quản phân bón, trả lời lần lượt các CH thảo luận 6 - 8 SCĐ trang 12, 13

6. Vì sao không bón phân đạm ammonium cho đất chua?

7. Hãy cho biết cách sử dụng chủ yếu (bón thúc, bón lót) của các loại phân bón được đề cập trong bảng 2.1. Giải thích

8. Vì sao ở nhiệt độ cao một số loại phân đạm ammonium chloride, ammonium nitrate,... dễ mất đạm?

GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời trả lời CH thảo luận 6 - 8 SCĐ trang 12, 13

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 6 - 8 SCĐ trang 12, 13 các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ, cách sử dụng và bảo quản một số loại phân bón thông dụng

 

3. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN PHÂN BÓN

Trả lời CH thảo luận 6 - 8 SCĐ trang 12, 13

6. Không bón phân đạm ammonium cho đất chua vì khi tan trong nước, muối ammonium  bị phân huỷ tạo môi trường acid

7.

Loại phân bón

Đặc điểm phân bón

Cách sử dụng chủ yếu

Phân đạm, kali và phân hỗn hợp       

Có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan

Bón thúc

Phân lân đơn

Ít hoặc không hòa tan

Bón lót

- Phân đạm, kali và phân hỗn hợp: Bón thúc vì các loại phân bón này dễ hoà tan, thường sử dụng được ngay giúp cây hấp thụ phân bón nhanh, sinh trưởng và phát triển, cho các sản phẩm tốt hơn.

- Phân lân: Bón lót vì các chất dinh dưỡng trong phân thường ở dạng khó tiêu (không hoà tan) cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân bón phân huỷ thành các chất hoà tan cây mới sử dụng được. Do đó phải bón vào đất trước khi gieo trồng.

8. Các loại đạm ammonium dễ bị phân huỹ khi gặp nhiệt độ cao nên dễ mất đạm.

Kết luận

Nguyên tắc sử dụng phân bón: đúng loại, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách.

Nguyên tắc bảo quản phân bón: để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh acid, tránh nóng và không để lẫn các loại phân bón.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS sử dụng SCĐ, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1:  Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng nào?

  1. Potassium B. Phosphorus C. Carbon               D. Nitrogen

Câu 2. rong dân gian lưu truyền kinh nghiệm "mưa rào mà có sấm sét là có thêm đạm trời rất tốt" cho cây trồng. "Đạm trời" chứa thành phần nguyên tố dinh dưỡng nào?

  1. Phosphorus. B. Silicon. C. Potassium.         D. Nitrogen.

Câu 3. Cách làm nào sau đây đúng trong việc khử chua đất trồng bằng vôi và bón phân đạm cho lúa?

  1. Bón phân bón đạm với vôi cùng lúc
  2. Bón đạm trước rồi vài ngày sau mới bón vôi khử chua.
  3. Bón vôi khử chua trước rồi vài ngày sau mới được bón đạm
  4. Bón vôi khử chua trước rồi bón đạm ngay sau khi bón vôi

Câu 4. Phân bón nitrophoska (NPK) là hỗn hợp của

  1. NH4H2PO4, KNO3 B. (NH4)3PO4, KNO3
  2. (NH4)2HPO4, NaNO3 D. (NH4)2HPO4, KNO3

Câu 5. Dãy phân bón hoá học chỉ chứa toàn phân bón đơn là:

  1. KNO3, NH4NO3, (NH2)2CO B. KCl, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2
  2. (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2 D. (NH4)2SO4, KNO3, NH4Cl

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. B

2. D

3. C

4. D

5. C

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Nội dung: HS sử dụng SCĐ, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:

Bài 1. Lập sơ đồ tư duy phân loại phân bón vô cơ

Bài 2. Cây trồng phát triển chậm và cho ít quả. Hãy dự đoán cây có thể đang thiếu chất dinh dưỡng nào? Từ đó em hãy đề xuất có thể bón loại phân nào để bổ sung chất dinh dưỡng mà cây đang thiếu trong trường hợp này.

Bài 3. Vì sao không nên bón đồng thời vôi và đạm ammonium (NH4NO3, NH4Cl)?

Bài 4. Vì sao không được trộn phân Superphosphate với vôi? Giải thích và minh họa bằng phương trình hóa học xảy ra.

Bài 5. Trong các phương pháp điều chế phân bón ammonium nitrate là cho calcium nitrate tác dụng với ammonium carbonate. Viết phương trình hóa học

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn thời gian).

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.

Đáp án bài tập vận dụng

Bài 1.

 

Bài 2. Dự đoán: cây thiếu đạm ⇒ có thể dùng phân đạm để bổ sung đạm cho cây

Bài 3.

Khi bón đồng thời vôi và đạm ammonium, có phản ứng giải phóng NH3, gây ra hiện tượng mất đạm.

NH4+ + OH- → NH3 + H2O

Bài 4.

Superphosphate đơn có thành phần là CaSO4 và Ca(H2PO4)2

Superphosphate kép có thành phần là Ca(H2PO4)2

Khi trộn Superphosphate với vôi bột sẽ có phản ứng sau xảy ra:

Ca(H2PO4)2 + 2Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 ↓ + 4H2O

P trong phân bị kết tủa dưới dạng Ca3(PO4)2

⇒ Làm giảm hàm lượng P2O5 trong phân bón →  giảm chất lượng phân bón

Bài 5. PTHH: (NH4)2CO3 + Ca(NO3)2 → CaCO3 ↓ + 2NH4NO3

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập vận dụng.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 3: Phân bón hữu cơ

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 CTST CĐ 1 Bài 2: Phân bón vô cơ (P2)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 CTST, Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Hóa học 11 Chân trời CĐ 1 Bài 2: Phân bón vô cơ, soạn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 chân trời CĐ 1 Bài 2: Phân bón vô cơ

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay