Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Hóa học 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 3 Bài 9: Sản xuất dầu mỏ – Vấn đề môi trường – Nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ (P3). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 8: Tìm hiểu một số nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung kiến thức về một số nhiên liệu thay thế dầu mỏ và thực hiện các nhiệm vụ: + Hãy trình bày một số nhiên liệu thay thế dầu mỏ + Thảo luận trả lời CH thảo luận 14 – 18 SCĐ trang 57 – 58: 14. Dầu mỏ được gọi là tài nguyên không tái tạo? Tại sao? 15. Chúng ta sẽ sử dụng nhiên liệu gì khi dầu mỏ cạn kiệt? 16. Vì sao phải tìm các nguồn năng lượng mới thay thế dầu mỏ, hoặc phải tiết kiệm dầu mỏ trong lĩnh vực năng lượng? 17. Các vụ nổ rò rỉ khí tự nhiên xảy ra mỗi năm gây ra những tác động bất lợi đến sức khỏe môi trường và cộng đồng. Khí thiên nhiên bị rò rỉ ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? 18. Giải thích vì sao nguồn năng lượng mới hydrogen là nguồn năng lượng sạch lí tưởng - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm về một số nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo nhóm, trình bày một số nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ, thảo luận và trả lời CH thảo luận 14 – 18 SCĐ trang 57 – 58. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trình bày một số nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ, thảo luận và trả lời CH thảo luận 14 – 18 SCĐ trang 57 – 58. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về một số nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ |
5. Một số nhiên liệu thay thế dầu mỏ - Than đá: loại đá trầm tích có màu nâu đen hoặc đen, là dạng nhiên liệu hóa thạch được hình thành từ thực vật bị chôn vùi hàng triệu năm - Đá dầu (đá phiến dầu): một loại đá trầm tích hạt mịn giàu chất hữu cơ và chứa một lượng lớn kerogen có thể chiết tách các loại hydrocarbon lỏng - Khí thiên nhiên chứa chủ yếu là methane, ngoài ra còn ethane và một lượng nhỏ hơn propane, butane, pentane và các alkane khác. - Hydrogen: loại khí có nhiệt cháy cao nhất trong tất cả các loại nhiên liệu. Trả lời CH thảo luận 14 – 18 SCĐ trang 57 – 58 14. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên như than đá, dầu mỏ (dầu thô) và khí đốt tự nhiên phải mất hàng nghìn năm để hình thành một cách tự nhiên và không thể thay thế nhanh như chúng đang được tiêu thụ, do đó dầu mỏ được gọi là tài nguyên không tái tạo 15. Các nguồn tài nguyên dựa trên hóa thạch sẽ trở nên quá tốn kém để thu hoạch và nhân loại sẽ cần phải chuyển sự phụ thuộc của mình sang các nguồn năng lượng khác như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,… 16. Dầu mỏ không vô tận nên cần phải tìm các nguồn năng lượng mới hoặc phải tiết kiệm dầu mỏ trong lĩnh vực năng lượng 17. - Trong quá trình khai thác, lưu trữ, vận chuyển và phân phối, khí thiên nhiên rò rỉ vào khí quyển, gây nguy hiểm cho việc nóng lên toàn cầu - Khí rò rỉ ra đều là khí đốt 100% tự nhiên và có thể bùng cháy bất cứ lúc nào. Vì vật, tất cả các vụ rò rỉ khí gas đều nguy hiểm 18. Một nguồn năng lượng mới, đó là hydrogen, loại khí có nhiệt cháy cao nhất trong tất cả các loại nhiên liệu trong thiên nhiên, đã được sử dụng làm nhiên liệu phóng các tàu vũ trụ. Đặc điểm quan trọng của hydrogen là trong phân tử không chứa bất cứ nguyên tố hóa học nào khác như carbon (C), lưu huỳnh (S), nitrogen (N) nên sản phẩm cháy của chúng chỉ là nước (H2O), được gọi là nhiên liệu sạch lí tưởng. Kết luận - Dầu mỏ là hữu hạn không thể tái tạo, vì vậy cần khai thác và sử dụng các nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ như than đá, đá dầu, khí thiên nhiên hay hydrogen một cách hợp lý - Hydrogen là nguồn năng lượng vô tận và thân thiện với môi trường |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Nhận xét nào sau đây đúng về dầu mỏ?
Câu 2. Quốc gia nào có trữ lượng dầu đã được chứng minh nhiều nhất trên thế giới?
Câu 3. Từ viết tắt OPEC là viết tắt của từ gì?
Câu 4. Vì sao hydrogen được coi là nhiên liệu không gây ô nhiễm môi trường?
Câu 5. Nhận xét nào sau đây là sai?
Câu 6. Dầu được đo bằng thùng, một thùng chứa bao nhiêu US gallon dầu thô:
Câu 7. Vì sao khi có sự cố tràn dầu trên biển, dầu lan rất nhanh trên mặt nước rồi phân tán vào nước, bề mặt nước bị ô nhiễm cũng lan rộng rất nhanh?
Câu 8. Đá phiến dầu là một loại đá trầm tích hạt mịn giàu chất hữu cơ và chứa một lượng lớn chất A, là một chất hữu cơ dạng sáp, không hòa tan , hình thành khi đá phiến sét hữu cơ bị chôn vùi dưới nhiều lớp trầm tích và được nung nóng. Nếu chất kerogen này được đốt nóng liên tục, nó sẽ dẫn đến việc giải phóng chậm các nhiên liệu hóa thạch như dầu và khí tự nhiên, cũng như than chì hợp hợp chất carbon phi nhiên liệu. Vật chất A là
Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận :
- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4 : Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
Đáp án bài tập trắc nghiệm
1. A |
2. B |
3. D |
4. C |
5. D |
6. A |
7. B |
8. D |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:
Bài 1. Quan sát Hình 9.5, Hình 9.6 và đọc thông tin về phương pháp xử lí sự cố tràn dầu, hãy cho biết cách xử lí sự cố tràn dầu nào hiện nay được các nước sử dụng hiệu quả?
Bài 2. Vì sao chất thải rắn nhiễm dầu được sắp xếp vào danh mục chất thải nguy hại cần phải được quản lí chặt chẽ từ khâu phát sinh, lưu giữ, vận chuyển đến khâu xử lí
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.
- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn thời gian).
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.
- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.
Đáp án bài tập vận dụng
Bài 1. Cách hiện nay được các nước sử dụng hiệu quả:
- Sử dụng phao quây thấm dầu để ngăn dầu trên mặt nước
- Sử dụng các thiết bị thu hồi dầu trên mặt nước
- Sử dụng các chất phân tán dầu
Bài 2.
Chất thải rắn nhiễm dầu đã và đang ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường. Cần phải được quản lí chặt chẽ từ khâu phát sinh, lưu giữ, vận chuyển đến khâu xử lí để kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm nhằm kịp thời ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại đến môi trường.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập 1, 2 SCĐ trang 59.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 CTST, Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Hóa học 11 Chân trời CĐ 3 Bài 9: Sản xuất dầu mỏ, soạn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 chân trời CĐ 3 Bài 9: Sản xuất dầu mỏ