Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 CTST CĐ 3 Bài 8: Chế biến dầu mỏ (P3)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Hóa học 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 3 Bài 8: Chế biến dầu mỏ (P3). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu các biện pháp nâng cao chỉ số octane

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các biện pháp nâng cao chỉ số octane.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, thảo luận và trả lời CH thảo luận 17 SCĐ trang 49
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở các biện pháp nâng cao chỉ số octane, câu trả lời cho CH thảo luận 17 SCĐ trang 49
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung kiến thức SCĐ trang 49 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy trình bày các biện pháp nâng cao chỉ số octane.

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời CH thảo luận 17 SCĐ trang 49:

 Làm thế nào để tăng chỉ số octane của xăng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời trả lời CH thảo luận 17 SCĐ trang 49

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 17 SCĐ trang 49; các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về các biện pháp nâng cao chỉ số octane.

 

Các biện pháp nâng cao chỉ số octane

1. Phương pháp dùng phụ gia

- Phụ gia chứa chì: Dùng các chất như tetramethyl lead (Pb(CH3)4), tetraethyl lead (Pb(C2H5)4)

- Phụ gia không chứa chì: ethanol, tert-butyl, methyl ether,…

2. Phương pháp hóa học

 Áp dụng các công nghệ lọc dầu tiên tiến như cracking xúc tác, reforming xúc tác,.. để chuyển hydrocarbon mạch không nhánh thành hydrocarbon mạch nhánh hoặc vòng no, vòng thơm có chỉ số octane cao.

Trả lời CH thảo luận 17 SCĐ trang 49

- Phương pháp dùng phụ gia: Phụ gia chống nổ sớm; Phụ gia không chứa chì

- Phương pháp hóa học: Áp dụng các công nghệ lọc dầu tiên tiến như cracking xúc tác, reforming xúc tác,.. để tăng chỉ số octane.

 

Hoạt động 5: Tìm hiểu cách sử dụng nhiên liệu an toàn, tiết kiệm, hiệu quả bảo vệ môi trường và sức khỏe con người

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được cách sử dụng nhiên liệu an toàn, tiết kiệm, hiệu quả bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, thảo luận và trả lời CH thảo luận 18, 19 SCĐ trang 49
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở câu trả lời cho CH thảo luận 18, 19 SCĐ trang 49
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời CH thảo luận 18, 19 SCĐ trang 49:

18. Tìm hiểu và trình bày bằng các hình ảnh liên quan về cách sử dụng nhiên liệu an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người

19. Hãy kể các nguồn ô nhiễm chính do các phương tiện giao thông thải ra. Nêu một số biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện giao thông

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời trả lời CH thảo luận 18, 19 SCĐ trang 49

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 18, 19 SCĐ trang 49; các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về cách sử dụng nhiên liệu an toàn, tiết kiệm, hiệu quả bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

 

Cách sử dụng nhiên liệu an toàn, tiết kiệm, hiệu quả bảo vệ môi trường và sức khỏe con người

Trả lời CH thảo luận 18, 19 SCĐ trang 49

18. Cách sử dụng nhiên liệu an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người:

- Sử dụng nguồn năng lượng thay thế (năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…)

- Thúc đẩy việc sử dụng nhiên liệu sinh học, nhiên liệu hydrogen

- Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết hoặc không sử dụng

- Gia tăng sử dụng phương tiện công cộng hoặc phương tiện không xả khí thải.

19.

- Các nguồn ô nhiễm chính do các phương tiện giao thông thải ra: Các loại khói, khí độc như CO, CO2, hydrocarbon, NO2, SO2, khói đen, chì và các dạng hạt khác.

- Tác hại đến môi trường: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây gia tăng ô nhiễm không khí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người

- Một số biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện giao thông: Giảm các chuyến đi; Sử dụng phương tiện giao thông công cộng; Đi bộ hoặc sử dụng xe đạp; Sử dụng dầu sinh học và điện để cung cấp năng lượng cho phương tiện vận tải; Ưu tiên các phương tiện chở được nhiều người; Sửa đổi khí động học của xe;….

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS sử dụng SCĐ, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Quá trình nào sau đây dùng để tách nước ra khỏi dầu dựa trên tính thấm ướt lựa chọn các chất lỏng khác nhau của các vật liệu?

  1. Lắng
  2. Chưng cất dầu mỏ
  3. Lọc
  4. Cracking dầu mỏ

Câu 2. Quá trình nào sau đây dùng để tách các thành phần của dầu thô thành các phần nhỏ (phần cắt) với các khoảng nhiệt độ khác nhau?

  1. Cracking
  2. Chưng cất
  3. Reforming
  4. Lắng

Câu 3. Trong giao thông vận tải, hai loại nhiên liệu nào sau đây được sử dụng phổ biến nhất?

  1. Dầu bôi trơn và nhựa đường.
  2. Dầu diesel và dầu đốt.
  3. Xăng và dầu đốt.
  4. Xăng và dầu diesel

Câu 4. Sản phẩm nào sau đây của dầu mỏ ít được sử dụng do có nhiều tạp chất gây ô nhiễm môi trường?

  1. Dầu đốt
  2. Dầu bôi trơn.
  3. Xăng máy bay.
  4. Dầu hỏa.

Câu 5. Đại lượng nào sau đây quy ước đặc trưng cho khả năng chống kích nổ của nhiên liệu?

  1. Khối lượng octane.
  2. Thể tích butane.
  3. Khối lượng ethanol.
  4. Chỉ số octane

Câu 6. Chất phụ gia nào sau đây bị cấm sử dụng để nâng cao chỉ số octane của xăng?

  1. Toluene.
  2. Tetramethyl lead
  3. Tert-butyl methyl ether
  4. Ethanol

Câu 7. Các giai đoạn chế biến dầu mỏ nào sau đây không làm thay đổi thành phần hydrocarbon sau quá trình xử lí?

  1. Tiền xử lí và chưng cất
  2. Cracking và chưng cất.
  3. Reforming và tiền xử lí.
  4. Cracking và reforming.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Xăng A92 có chỉ số octane là 95.
  2. Sử dụng phương pháp chưng cất có thể làm tăng chỉ số octane.
  3. Chỉ số octane càng cao khả năng chịu nén càng lớn.
  4. p-xylene có chỉ số octane thấp hơn butane.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. C

2. B

3. D

4. A

5. D

6. B

7. A

8. C

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Nội dung: HS sử dụng SCĐ, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:

Bài 1. Nên sử dụng dầu thô làm nhiên liệu hay sử dụng dầu thô để sản xuất ra các sản phẩm hóa dầu? Nêu lí do lựa chọn

Bài 2. Dầu đốt đang có xu thế giảm dần và nhiều nước trên thế giới cấm sử dụng. Dầu đốt khi đã loại các tạp chất độc và tạo cặn được sử dụng làm nhiên liệu cho tàu biển. Hãy tìm hiểu lí do.

Bài 3. Xe máy, ô tô, máy bay,… trong quy trình bảo dưỡng phải thay dầu bôi trơn. Hãy tìm hiểu việc thay dầu theo định kì, thời gian, loại dầu,… cho xe máy, ô tô.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn thời gian).

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.

Đáp án bài tập vận dụng

Bài 1.

- Dầu thô là một phần làm nhiên liệu cho giao thông vận tải, sưởi ấm, lát đường, sản xuất điện, một phần sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm hóa dầu.  

- Sản phẩm hóa dầu đã tạo nên những bước phát triển vượt bậc trong các lĩnh vực sức khỏe, vệ sinh, hàng tiêu dùng, thực phẩm và công nghệ, giúp cuộc sống con người hiện nay tiện nghi hơn và tuổi thọ tăng hơn nhiều so với các thế kỉ trước.

- Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ bao bì thức ăn đến đồ dùng trong nhà, ngoài đường và nơi làm việc đều là các sản phẩm bắt nguồn hoặc có liên quan đến công nghiệp dầu khí. Từ các nguyên liệu cơ bản được sản xuất từ nhà máy lọc dầu, bằng công nghệ đa dạng, phức tạp, có thể tạo ra hàng ngàn sản phẩm hóa dầu hữu ích (chất dẻo, nhựa, tơ sợi, phân bón, thuốc chữa bệnh, hóa chất khác)

Bài 2.

- Thông thường, tàu thủy sử dụng 3 loại nhiên liệu cơ bản. Đó chính là dầu nhiên liệu nặng (HFO), dầu nhiên liệu lưu huỳnh thấp (LSFO) và dầu diesel. Mỗi quốc gia khác nhau có các quy định riêng về đốt nhiên liệu khi tàu ở nơi đó

- Theo quy định tất cả các tàu hoạt động tại các vùng biển ngoài khu vực kiểm soát phát thải sulfur dioxide đều phải sử dụng dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh không quá 0,50%, trừ trường hợp tàu được trang bị hệ thống làm sạch khí xả. Các tàu hoạt động trong khu vực kiểm soát phát thải sulfur dioxide tiếp tục sử dụng dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh không quá 0,10%

Bài 3.

 Các chuyên gia về dầu nhớt xe máy khuyên rằng, sau 1 000 km đầu tiên buộc phải thay dầu. Sau đó, thời gian thay nhớt xe máy hợp lí là sau khi xe chạy được 2 000 km đối với xe máy đời mới và từ 1 000 km – 1 500 km đối với xe cũ

 

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành các Luyện tập, Bài tập 1 – 5 SCĐ trang 45 – 50

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 9: Sản xuất dầu mỏ - Vấn đề môi trường – Nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 CTST CĐ 3 Bài 8: Chế biến dầu mỏ (P3)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 CTST, Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Hóa học 11 Chân trời CĐ 3 Bài 8: Chế biến dầu mỏ, soạn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 chân trời CĐ 3 Bài 8: Chế biến dầu mỏ

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay