Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 CTST CĐ 2 Bài 5: Chuyển hoá chất béo thành xà phòng (P1)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Hóa học 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 2 Bài 5: Chuyển hoá chất béo thành xà phòng (P1). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 5: CHUYỂN HÓA CHẤT BÉO THÀNH XÀ PHÒNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thực hiện được thí nghiệm điều chế xà phòng từ chất béo (tùy điều kiện địa phương và nhà trường có thể chọn chế hóa từ dầu ăn, dầu dừa, dầu cọ, mỡ động vật,…).
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu mối tương quan giữa lí thuyết với thực hành trong phản ứng xà phòng hóa.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về thí nghiệm chuyển hóa chất béo thành xà phòng; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia thảo luận và thực hành thí nghiệm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu vấn đề trong quá trình làm thí nghiệm và tìm cách giải quyết chúng thông qua làm việc nhóm.

Năng lực Hóa học:

  • Nhận thức hoá học: Thực hiện được thí nghiệm điều chế xà phòng từ chất béo (tùy điều kiện địa phương và nhà trường, có thể chọn chế hóa từ dầu ăn, dầu dừa, dầu cọ, mỡ động vật,…).
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Tìm hiểu các loại dầu, mỡ động thực vật có trong tự nhiên dùng để sản xuất xà phòng.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Chuyển hóa chất béo thành xà phòng để nâng cao giá trị sử dụng của chất béo trong sản xuất xà phòng.
  1. Phẩm chất
  • Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, kiên nhẫn khi tiến hành các bước trong thí nghiệm.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SCĐ, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, các video clip liên quan đến bài học.
  1. Đối với học sinh
  • SCĐ, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề: “Em đã bao giờ rửa sạch tay dính dầu, mỡ chỉ với nước chưa? Tại sao phải dùng xà phòng hoặc các chất giặt rửa khác để làm sạch dầu mỡ? Làm thế nào để điều chế xà phòng từ nguyên liệu là các chất béo có sẵn trong đời sống?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra những nhận định ban đầu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Để biết câu trả lời của các bạn là đúng hay không, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học hôm nay Bài 5: Chuyển hóa chất béo thành xà phòng

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về xà phòng  

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu vì sao xà phòng có khả năng giặt rửa.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, quan sát hình 2.1 - 2.3 trong SCĐ, thảo luận và trả lời CH thảo luận 1 - 3 SCĐ trang 9, 10.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vở nguyên nhân xà phòng có khả năng giặt rửa.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 5.1.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Vì sao xà phòng có khả năng giặt rửa?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về nguyên nhân xà phòng có khả năng giặt rửa.

1. Khái niệm xà phòng

Tìm hiểu khái niệm xà phòng

- Xà phòng là muối sodium hoặc potassium của các acid béo.

- Phân tử xà phòng có đầu ưa nước và gốc R hoặc đuôi kị nước, ưa dầu ⇒ các phân từ RCOONa vừa ưa nước, vừa ưa dầu. Tính chất này giúp phân tử RCOONa có khả năng thâm nhập vào các vết bẩn dầu mỡ nhờ gốc R và nhờ đầu -COONa kéo các vết bẩn này vào nước ⇒ các phân tử dầu mỡ bị xà phòng cuốn đi khỏi vết bẩn.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu phản ứng xà phòng hóa

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được nguyên tắc sản xuất xà phòng.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, trả lời CH thảo luận 1, 2 SCĐ trang 29.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào tóm tắt một số ý chính về phản ứng xà phòng hóa, trả lời CH thảo luận 1, 2 SCĐ trang 29.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS đọc SCĐ và trả lời câu hỏi:

+ Phản ứng xà phòng hóa là gì?

+ Làm thế nào để sản xuất xà phòng rắn?

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời CH thảo luận 1, 2 SCĐ trang 29:

1. Có thể thay dầu ăn trong sản xuất xà phòng bằng dầu nhớt bôi trơn máy được không? Giải thích.

2. Cho biết chỉ số xà phòng hóa của dầu dừa và dầu lạc (dầu đậu phộng) trong Bảng 5.1.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo nhóm, đọc SCĐ tìm hiểu về phản ứng xà phòng hóa. 

- HS thảo luận để trả lời CH thảo luận 1, 2 SCĐ trang 29.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày về phản ứng xà phòng hóa.

- Đại diện nhóm trả lời CH thảo luận 1, 2 SCĐ trang 29.

- GV mời HS nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về phản ứng xà phòng hóa.

1. Khái niệm xà phòng

Tìm hiểu phản ứng xà phòng hóa

- Xà phòng hóa là loại phản ứng hóa học giữa base mạnh (thường là NaOH, KOH) và chất béo, tạo thành glycerol cùng các muối tương ứng của acid béo.

- Để sản xuất xà phòng rắn, người ta thường thủy phân chất béo bằng dung dịch NaOH.

Trả lời CH thảo luận 1, 2 SCĐ trang 29:

1. Dầu nhớt bôi trơn máy móc là các hydrocarbon, không phải là chất béo nên không thể thay dầu ăn bằng dầu nhớt bôi trơn máy móc trong điều chế xà phòng.

2. Theo Bảng 5.1, khi xà phòng hóa hoàn toàn 1 gam dầu dừa cần vừa đủ 257 mg KOH và 1 gam dầu lạc cần vừa đủ 192 mg KOH, nên chỉ số xà phòng hóa của dầu dừa và dầu lạc lần lượt là 257 và 192.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu các nguồn chất béo trong tự nhiên

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết phân biệt dầu với mỡ; chất béo no với chất béo không no.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, thảo luận và trả lời CH thảo luận 3 SCĐ trang 30.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở các nguồn chất béo trong tự nhiên, câu trả lời CH thảo luận 3 SCĐ trang 30.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS đọc SCĐ và trả lời câu hỏi: Dựa vào đặc điểm nào để phân loại chất béo rắn và chất béo lỏng?

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời CH thảo luận 3 SCĐ trang 30:

Chất béo có nguồn gốc thực vật gọi là gì? Chất béo có nguồn gốc động vật gọi là gì? Cho ví dụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi được giao.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 3 SCĐ trang 29, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về các nguồn chất béo trong tự nhiên.

1. Khái niệm xà phòng

Tìm hiểu các nguồn chất béo trong tự nhiên

- Tùy đặc điểm no hay không no của gốc acid béo, chất béo có thể ở thể rắn trong điều kiện thường như mỡ bò, mỡ lợn,… hoặc ở thể lỏng như dầu dừa, dầu cọ,…

Trả lời CH thảo luận 3 SCĐ trang 30

- Chất béo có nguồn gốc thực vật gọi là dầu, như dầu mè, dầu dừa, dầu đậu phộng,…

 - Chất béo có nguồn gốc động vật gọi là mỡ, như mỡ lợn, mỡ trâu, mỡ gà,…

 

Hoạt động 4: Thực hành thí nghiệm điều chế xà phòng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các thao tác và kĩ năng thực hành để thí nghiệm được diễn ra không chỉ thành công, mà còn đảm bảo tính an toàn, qua đó giúp HS nhận ra tầm quan trọng của hóa học trong đời sống và củng cố lòng yêu thích bộ môn.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, thực hành thí nghiệm, thảo luận và trả lời CH thảo luận 4 SCĐ trang 31.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở trả lời CH thảo luận 4 SCĐ trang 31.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm điều chế xà phòng.

- GV nêu câu hỏi thảo luận:

+ Vì sao phải dùng 55 gam NaOH cho 300 gam dầu dừa trong thí nghiệm?

+ Vì sao thí nghiệm không sử dụng dung dịch NaCl bão hòa để tách xà phòng ra khỏi hỗn hợp thành phẩm?

+ Xà phòng còn lẫn glycerol có ảnh hưởng đến việc sử dụng không?

+ Em hãy so sánh việc rửa tay sát khuẩn giữa xà phòng với alcohol.

+ Xà phòng diệt khuẩn là gì? Theo em, có nhất thiết sử dụng xà phòng diệt khuẩn để rửa tay sát khuẩn không?

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời CH 4 SCĐ trang 31:

Hãy nêu những tác hại của việc thải loại dầu ăn đã qua sử dụng ra môi trường. Em có đề xuất gì để tận dụng dầu ăn đã qua sử dụng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo nhóm về cách điều chế xà phòng, đọc SCĐ và trả lời các câu hỏi của GV và CH 4 SCĐ trang 31.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, câu trả lời các câu hỏi GV yêu cầu và CH 4 SCĐ trang 31.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về điều chế xà phòng.

 

2. Thí nghiệm điều chế xà phòng từ chất béo

- Chỉ số xà phòng hóa của dầu dừa ở Bảng 5.1 trong SCĐ là 257. Điều này có nghĩa để xà phòng hóa hoàn toàn 1 000 gam dầu dừa cần 257 gam KOH, do đó với 300 gam dầu dừa cần một lượng KOH là

Tương ứng với:

Vậy cũng phải dùng 1,37 mol NaOH, ứng với

- Thí nghiệm điều chế xà phòng đã nêu trong bài sử dụng quy trình lạnh. Theo quy trình này, phản ứng xà phòng hóa còn tiếp tục diễn ra sau đó, do vậy tốt nhất nên sử dụng sản phẩm sau 4 tuần để phản ứng xà phòng hóa diễn ra hoàn toàn. Chính vì vậy, không cần công đoạn tách xà phòng và glycerol riêng ra như trong quy trình nóng.

Ở quy trình nóng, hỗn hợp nguyên liệu được đun nóng và liên tục khuấy đều ở 80oC, do đó quá trình xà phòng hóa diễn ra nhanh hơn so với quy trình lạnh. Sau khoảng 1 giờ, quá trình xà phòng hóa xảy ra xong. Lúc này thêm dung dịch NaCl bão hòa (D = 1,20 g/mL) vào, khuấy đều, xà phòng nhẹ hơn (D = 1,01 – 1,10 g/mL) sẽ nổi lên. Glycerol (D = 1,26 g/mL) nằm ở lớp dưới sẽ được thu hồi.

- Glycerol có tác dụng làm mềm da, giữ da mềm mại nên xà phòng còn lẫn glycerol có tác dụng tích cực đến việc sử dụng. Thường trong công nghiệp sản xuất xà phòng, người ta tách glycerol ra khỏi xà phòng do glycerol là một hóa chất không thể thiếu trong ngành mĩ phẩm.

- Khi rửa tay sát khuẩn, alcohol có thể tiện sử dụng hơn. Tuy nhiên xà phòng cũng có khả năng diệt khuẩn, do có thể hòa tan lớp vỏ lipid của vi khuẩn như với alcohol. Do đó, xà phòng cũng có công dụng rửa tay sát khuẩn, chưa kể còn giúp tiết kiệm chi phí.

- Xà phòng diệt khuẩn là xà phòng được thêm một số chất kháng khuẩn khác, phổ biến là triclosan. Theo Cơ quan Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kì (FDA), không đủ bằng chứng khoa học để chứng minh xà phòng diệt khuẩn có khả năng ngăn ngừa bênh tật tốt hơn so với xà phòng thông thường. Ngoài ra, việc sử dụng rộng rãi xà phòng diệt khuẩn trong một thời gian dài có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người sử dung, do xảy ra khả năng kháng thuốc của các loại vi khuẩn, chưa kể còn tiêu diệt một số loài vi khuẩn có ích cho da.

Trả lời CH thảo luận 4 SCĐ trang 31

- Dầu ăn đã qua sử dụng nếu thải ra môi trường có thể gây nghẹt các đường ống thoát nước, chưa kể gây ô nhiễm môi trường xung quanh, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự trao đổi oxygen giữa không khí và nước, gây đe dọa môi trường sống các sinh vật.

- Có thể tận dụng dầu ăn đã qua sử dụng để sản xuất xà phòng. Xà phòng làm từ dầu ăn đã qua sử dụng còn được gọi là xà phòng tái chế vì nó giúp tiêu thụ lượng dầu đã qua sử dụng.

- Ngoài ra, dầu ăn dã qua sử dụng có thể được sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học.

 

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 CTST CĐ 2 Bài 5: Chuyển hoá chất béo thành xà phòng (P1)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/cả năm

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 CTST, Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Hóa học 11 Chân trời CĐ 2 Bài 5: Chuyển hoá chất béo, soạn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 chân trời CĐ 2 Bài 5: Chuyển hoá chất béo

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 11 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay