Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 CTST CĐ 3 Bài 7: Nguồn gốc dầu mỏ – Thành phần và phân loại dầu mỏ

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Hóa học 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 3 Bài 7: Nguồn gốc dầu mỏ – Thành phần và phân loại dầu mỏ. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 3. DẦU MỎ VÀ CHẾ BIẾN DẦU MỎ

BÀI 7: NGUỒN GỐC DẦU MỎ - THÀNH PHẦN VÀ PHÂN LOẠI DẦU MỎ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nguồn gốc của dầu mỏ
  • Thành phần (hydrocarbon và phi hydrocarbon) và phân loại dầu mỏ (theo thành phần hóa học và theo bản chất vật lí
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về nguồn gốc của dầu mỏ và thành phần của dầu mỏ
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về dầu mỏ - phân loại dầu mỏ; Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học vào cuộc sống

Năng lực hóa học:

  • Nhận thức hoá học: Trình bày được nguồn gốc của dầu mỏ; Trình bày được thành phần (hydrocarbon và phi hydrocarbon) và phân loại dầu mỏ (theo thành phần hóa học và theo bản chất vật lí)
  • Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Trình bày được cơ sở khoa học cho biết dầu mỏ có nguồn gốc hữu cơ
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số vấn đề thực tiễn liên quan đến dầu mỏ
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm trong quá trình thảo luận về nội dung bài học
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SCĐ, SGV.
  • Tranh ảnh liên quan đến bài học.
  1. Đối với học sinh
  • SCĐ, vở ghi.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS xác định được nội dung kiến thức sẽ học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS theo ý kiến cá nhân
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề:

 Dầu mỏ là một loại nhiên liệu hóa thạch, đã được sử dụng từ thời cổ đại, đóng vai trò quan trọng trong xã hội về kinh tế, chính trị và công nghệ. Do sự phát minh động cơ đốt trong, sự gia tăng hàng không thương mại, công nghiệp hóa học, đặc biệt là tổng hợp nhựa, phân bón, dung môi, chất kết dính và thuốc trừ sâu,… mà tầm quan trọng của dầu mỏ ngày càng tăng

 Dầu mỏ có nguồn gốc, thành phần và cơ sở phân loại như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra những nhận định ban đầu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Dầu mỏ là nguyên liệu quan trọng để sản xuất xăng, dầu và nhiều chế phẩm hữu cơ quan trọng trong đời sống. Nguồn gốc, thành phần và cơ sở để phân loại dầu mỏ sẽ được chúng ta tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Chúng ta cùng vào Bài 7. Nguồn gốc dầu mỏ - Thành phần và phân loại dầu mỏ

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguồn gốc của dầu mỏ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nguồn gốc của dầu mỏ
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, trả lời CH thảo luận 1, 2, 3 SCĐ trang 38, 39.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vở nguồn gốc dầu mỏ, câu trả lời CH thảo luận 1, 2, 3 SCĐ trang 38, 39.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS xem video về sự hình thành của dầu mỏ (0.00s – 1.08s). GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung kiến thức mục 1 SCĐ trang 38, 39, quan sát Hình 7.1 rồi trả lời các CH thảo luận 1, 2, 3:

1. Các dầu mỏ thường tìm thấy ở đâu?

2. Những điều kiện nào đã làm các hydrocarbon mạch dài bị phân hủy nhiệt, tạo thành hydrocarbon có cấu trúc đơn giản hơn, số lượng vòng thơm ít hơn? Giải thích

3. Tại sao các mỏ dầu nằm càng sâu trong lòng đất thường chứa càng nhiều khí hơn?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về nguồn gốc của dầu mỏ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận tìm hiểu nội dung kiến thức mục 1 SGK trang 38, 39; trả lời CH thảo luận 1, 2, 3 SCĐ trang 38, 39.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, câu trả lời CH thảo luận 1, 2, 3 SCĐ trang 38, 39.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết kiến thức về nguồn gốc của dầu mỏ

1. Nguồn gốc của dầu mỏ

Trả lời CH thảo luận 1, 2, 3 SCĐ trang 38, 39:

1. Dầu mỏ tồn tại trong các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái Đất. Mỏ dầu thường được tìm thấy ở dưới những lớp đá trầm tích. Khi đất hay đá bị nước hay gió xói mòn thì cát, phù sa hay bùn bị cuốn trôi ra theo dòng nước, tích tụ lại, lớp này chồng chất lên lớp kia, liên kết những vật liệu trầm tích lại với nhau.

2. Dưới ảnh hưởng của nhiệt độ, áp suất, thời gian, chất xúc tác (khoáng sét) các hydrocarbon bị phân hủy nhiệt, tạo thành chất có phân tử khối nhỏ hơn, cấu trúc đơn giản hơn, số lượng vòng thơm ít hơn.

3. Các mỏ dầu nằm càng sâu trong lòng đất chứa càng nhiều khí hơn do nằm càng sâu, áp suất càng lớn, các hydrocarbon bị phân hủy bởi nhiệt độ, tạo thành chất có phân tử khối nhỏ hơn, cấu trúc đơn giản hơn nên chứa nhiều khí hơn.

Kết luận

- Về bản chất, dầu và khí đều có cùng nguồn gốc hữu cơ. Các mỏ dầu đều có khí hòa tan.

- Loài người đã biết dầu mỏ và khí đốt từ hàng nghìn năm trước.  

Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần của dầu mỏ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được thành phần hydrocarbon và phi hydrocarbon của dầu mỏ.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, thảo luận và trả lời CH thảo luận 4 SCĐ trang 39.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở thành phần chủ yếu của dầu mỏ, câu trả lời CH thảo luận 4 SCĐ trang 39.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Tìm hiểu về thành phần hydrocarbon của dầu mỏ

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, tìm hiểu về thành phần hydrocarbon của dầu mỏ rồi trả lời CH thảo luận 4 SCĐ trang 39:

 Dầu mỏ gồm những thành phần chính nào? Hãy vẽ sơ đồ tư duy để thể hiện các thành phần của dầu mỏ

Tìm hiểu về thành phần phi hydrocarbon của dầu mỏ

- GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung mục 2 SCĐ trang 40 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nêu các thành phần phi hydrocarbon của dầu mỏ

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về thành phần chủ yếu của dầu mỏ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo nhóm về thành phần chủ yếu của dầu mỏ và trả lời CH thảo luận 4 SCĐ trang 39.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, câu trả lời CH thảo luận 4 SCĐ trang 39.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về thành phần chủ yếu của dầu mỏ

2. Thành phần dầu mỏ

Tìm hiểu về thành phần hydrocarbon của dầu mỏ

Trả lời CH thảo luận 4 SCĐ trang 39:

 Thành phần chính của dầu mỏ là các hydrocarbon thuộc các nhóm khác nhau, trong đó chủ yếu là alkane, cycloalkane (hydrocarbon no mạch vòng) và arene

 Sơ đồ tư duy thể hiện các thành phần của dầu mỏ:

 

Tìm hiểu về thành phần phi hydrocarbon của dầu mỏ

- Hợp chất chứa sulfur

- Hợp chất chứa oxygen

- Hợp chất chứa nitrogen

- Các kim loại nặng

- Các chất nhựa và asphaltene

Kết luận

 Thành phần chủ yếu của dầu mỏ là hydrocarbon, gồm alkane, cycloalkane, arene. Ngoài ra, trong dầu mỏ còn có thành phần phi hydrocarbon, hợp chất chứa oxygen, nitrogen, sulfur, kim loại nặng, nhựa và asphaltene.

Sơ đồ tư duy thể hiện các thành phần của dầu mỏ (CH thảo luận 4):

Hoạt động 3: Phân loại dầu mỏ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được cách phân loại dầu mỏ
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SCĐ, thảo luận và trả lời CH thảo luận 5 SCĐ trang 41.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở cách phân loại dầu mỏ, câu trả lời CH thảo luận 5 SCĐ trang 41.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Tìm hiểu về cách phân loại dầu mỏ

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, tìm hiểu về cách phân loại dầu mỏ rồi trả lời CH thảo luận 5 SCĐ trang 41:

 Cách phân loại dầu mỏ theo thành phần hóa học? Cách phân loại nào theo bản chất vật lí?

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm nội dung thảo luận: Quan sát Bảng 7.1 và nhận xét tỉ lệ % khối lượng của paraffin, naphthene trong cách phân loại dầu thô.  

(- Tỉ lệ % khối lượng của paraffin, naphthene, hydrocarbon thơm hay asphaltene trong loại dầu paraffin giảm dần, trong đó tỉ lệ % khối lượng của paraffin cao nhất: 46% - 61%. Tương tự với loại dầu paraffin – naphthene

- Tỉ lệ % khối lượng của naphthene trong loại dầu naphthene cao nhất: 61% - 76%. Tương tự với loại dầu paraffin – naphthene – hydrocarbon thơm có tỉ lệ % khối lượng của naphthene tương ứng là 36% - 47% và 57% - 58%)

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về phân loại dầu mỏ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo nhóm về phân loại dầu mỏ và trả lời CH thảo luận 5 SCĐ trang 41.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, câu trả lời CH thảo luận 5 SCĐ trang 41.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về phân loại dầu mỏ

3. Phân loại dầu mỏ

Trả lời CH thảo luận 5 SCĐ trang 41:

 Có 2 cách phân loại dầu mỏ gồm theo thành phần hóa học và theo bản chất vật lí.

- Theo thành phần hóa học: Dựa vào thành phần các loại hydrocarbon và theo hàm lượng sulfur. Các nhà hóa dầu còn nói đến chúng như là ‘‘ngọt’’ nếu nó chứa ít lưu huỳnh hoặc là ‘‘chua’’, nếu nó chứa đáng kể lưu huỳnh và phải mất nhiều công đoạn hơn để có thể sản xuất nó theo các thông số hiện hành.

- Theo bản chất vật lí: Theo tỉ trọng và độ nhớt tương đối của nó (‘‘nhẹ’’, ‘‘trung bình’’ hay ‘‘nặng’’); Theo chỉ số oAPI

Kết luận

 Dầu mỏ được phân loại

- Theo thành phần hóa học: paraffin, naphthene, hydrocarbon thơm, paraffin rắn và asphaltene

- Theo hàm lượng sulfur: dầu chua và dầu ngọt

- Theo tỉ trọng dầu: dầu nhẹ, dầu trung bình và dầu nặng

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS sử dụng SCĐ, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm.
  5. Tổ chức thực hiện:

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 CTST CĐ 3 Bài 7: Nguồn gốc dầu mỏ – Thành phần và phân loại dầu mỏ

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/cả năm

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 CTST, Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Hóa học 11 Chân trời CĐ 3 Bài 7: Nguồn gốc dầu mỏ, soạn Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 chân trời CĐ 3 Bài 7: Nguồn gốc dầu mỏ

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 11 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay