Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 KNTT CĐ2 Bài 3: Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (P2)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ2 Bài 3: Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (P2). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã khám phá, đánh giá được các hành vi vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự trong một số tình huống cụ thể, thực hành xử lí một số tình huống theo quy định của pháp luật dân sự.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi bài tập 1, 2, 3 phần Luyện tập SGK tr.25 – 26; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự trong một số tình huống cụ thể, thực hành xử lí một số tình huống theo quy định của pháp luật dân sự.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời cho các bài tập 1, 2, 3.
  5. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin trong SGK, bày tỏ ý kiến của mình và giải thích theo phiếu học tập:

Phiếu học tập

Nội dung ý kiến

Đồng tình

Không đồng tình

Giải thích

Cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng với các cơ quan nhà nước khi tham gia vào quan hệ dân sự với các cơ quan này.

 

 

 

Chỉ các cá nhân mới cần phải thiện chí, trung thực khi xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.

 

 

 

Khi xác lập, thực hiện, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự của mình, các chủ thể chỉ cần quan tâm tới lợi ích của các bên trong quan hệ dân sự.

 

 

 

Bất cứ chủ thể nào khi xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự cũng đều phải tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

 

 

 

Cá nhân luôn phải chịu trách nhiệm với pháp luật về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự của mình.

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện  nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận:

Phiếu học tập

Nội dung ý kiến

Đồng tình

Không đồng tình

Giải thích

Cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng với các cơ quan nhà nước khi tham gia vào quan hệ dân sự với các cơ quan này.

x

 

Vì theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kì lí do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản”. Do vậy, dù là cá nhân hay pháp nhân khi tham gia vào quan hệ dân sự với các cơ quan nhà nước thì cũng đều bình đẳng với các cơ quan này.

Chỉ các cá nhân mới cần phải thiện chí, trung thực khi xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.

 

x

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực”.

Khi xác lập, thực hiện, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự của mình, các chủ thể chỉ cần quan tâm tới lợi ích của các bên trong quan hệ dân sự.

 

x

Khi xác lập, thực hiện, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự của mình, các chủ thể không chỉ quan tâm tới lợi ích của các bên trong quan hệ dân sự mà còn phải tôn trọng lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (khoản 4 Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015).

Bất cứ chủ thể nào khi xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự cũng đều phải tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

x

 

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.

Cá nhân luôn phải chịu trách nhiệm với pháp luật về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự của mình.

 

x

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: “Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự”.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Theo em, hành vi/ việc làm của chủ thể trong những tình huống sau là tuân thủ hay vi phạm nguyên tắc của pháp luật dân sự? Vì sao?

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cần HS làm việc cá nhân, dựa trên cơ sở kiến thức được giới thiệu ở mục Khám phá trong SGK để đánh giá hành vi của các nhân vật trong những tình huống sau:

  1. M mượn sách của N để ôn bài, không may trên đường đi M đánh rơi mất sách mà không biết. Về đến nhà phát hiện ra điều đó nên M đã dùng tiền tiết kiệm mua một cuốn sách mới mang đến xin lỗi và trả lại sách cho N.
  2. Công ty lương thực R kí hợp đồng mua bán các loại gạo cho quầy bán gạo của bà E với giá bán gạo loại 1 là 30 000 đồng/kg, gạo loại 2 là 25 000 đồng/kg, gạo loại 3 là 20 000 đồng/kg và hưởng mức chiết khấu 20%. Tuy nhiên, sau một thời gian, để tăng lợi nhuận, Công ty R đã trộn thêm một phần nhỏ gạo loại 2 vào gạo loại 1 nhưng trên bao bì vẫn ghi là gạo loại 1 và giao cho bà E với giá 30 000 đồng/kg. Bà E không phát hiện ra điều đó nên vẫn giao cho khách với giá 30 000 đồng/kg.
  3. Siêu thị điện máy H bán ti vi được sản xuất bởi Công ty D cho khách hàng. Sau khi bán được một thời gian, Công ty D phát hiện một số ti vi của hãng có lỗi nên đã chủ động kết hợp với Siêu thị H thông báo tới khách hàng thu hồi lại các ti vi đã bán và bồi hoàn tiền mua cho khách hàng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời:

  1. Hành vi của M là tuân thủ đúng nguyên tắc của pháp luật dân sự vì M đã xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận; thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực và tôn trọng lợi ích hợp pháp của người khác(khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015).
  2. Hành vi của Công ty lương thực R là vi phạm nguyên tắc thiện chí, trung thực và nguyên tắc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bởi vì, công ty này đã trộn thêm một phần nhỏ gạo loại 2 vào gạo loại 1 nhưng trên bao bì vẫn ghi là gạo loại 1 và giao cho bà E với giá 30 000 đồng/kg, gây thiệt hại cho lợi ích của khách hàng (khoản 3 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015). Hành vi của bà E không vi phạm nguyên tắc này vì khi giao gạo cho khách với giá 30 000 đồng/kg, bà không phát hiện ra hành vi trộn gạo của Công ty R.
  3. Hành vi của Công ty D và Siêu thị điện máy H là tuân thủ nguyên tắc thiện chí, trung thực và nguyên tắc tôn trọng quyền và lợi ích của người khác, bởi vì, hai chủ thể này đã chủ động kết hợp với nhau thông báo tới khách hàng để thu hồi lại các ti vi bị lỗi đã bán và bồi hoàn tiền mua cho khách hàng (khoản 4 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Em hãy tư vấn cho các nhân vật dưới đây để giúp họ thực hiện đúng các nguyên tắc của pháp luật dân sự.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cần HS làm việc cá nhân, dựa trên cơ sở kiến thức được giới thiệu ở mục Khám phá trong SGK để chuẩn bị kiến thức tư vấn cho mỗi nhân vật sau:

  1. Anh T mang xe máy đến bảo dưỡng tại một cửa hàng sửa xe. Sau khi thỏa thuận về giá cả, các bộ phận bảo dưỡng và thời gian bảo dưỡng, cửa hàng sửa xe đã giao cho anh một phiếu giao nhận hàng ghi rõ thời gian trả xe và giá sửa chữa. Sau khi sửa xong, thấy chưa đến ngày trả xe nên một nhân viên tại cửa hàng đã định cho người nhà mượn xe để dùng vào việc riêng.
  2. Khi chuẩn bị sửa nhà, vợ chồng ông K có ý định giao kết hợp đồng với một cửa hàng bán vật liệu xây dựng sẽ giao nhận và tập kết vật liệu vào ban đêm tại lối đi chung đầu ngõ.
  3. C là nhân viên bán hàng cho một cửa hàng bán trái cây tươi. Vì muốn tăng lợi nhuận nên chủ cửa hàng đã yêu cầu C dán nhãn mác trái cây nhập từ nước U với giá bán khá cao vào những trái cây cùng loại nhập từ nước T với giá thấp hơn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời:

  1. Tư vấn cho nhân viên cửa hàng sửa xe là cho người nhà mượn xe để dùng vào việc riêng như vậy là vi phạm nguyên tắc thiện chí, trung thực khi thực hiện nghĩa vụ dân sự.
  2. Tư vấn cho vợ chồng ông K không giao nhận và tập kết vật liệu vào ban đêm tại lối đi chung đầu ngõ vì như vậy sẽ gây ồn, cản trở giao thông, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của những người sống ở gần đó, tức là vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
  3. Tư vấn cho C là không thực hiện yêu cầu này của ông chủ cửa hàng và giải thích cho chủ cửa hàng là nếu làm như vậy là không thiện chí, không trung thực, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người mua trái cây, tức là vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.
  3. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập vận dụng này ở nhà, quy định rõ thời gian nộp bài, hình thức sản phẩm.

- GV chọn bài viết hay để các em trình bày trước lớp.

  1. Sản phẩm:

- Bài thuyết trình về thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân trong một quan hệ dân sự mà em đã tham gia.

  1. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV nêu nhiệm vụ cho HS về nhà thực hiện:

Viết bài chia sẻ về thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân trong một mối quan hệ dân sự mà em đã tham gia.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài; kĩ năng tìm kiếm, sưu tầm thông tin, hình ảnh; kĩ năng thiết kế để thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS nộp sản phẩm vào tuần học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

- Hoàn thành bài thuyết trình quyền và nghĩa vụ của bản thân trong một quan hệ dân sự mà em đã tham gia.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức Bài 4 – Một số chế định của pháp luật dân sự về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự.

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 KNTT CĐ2 Bài 3: Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (P2)

Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 Kết nối CĐ2 Bài 3: Khái niệm, các nguyên tắc, soạn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 kết nối CĐ2 Bài 3: Khái niệm, các nguyên tắc

Giải chuyên đề học tập kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay