Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 KNTT CĐ2 Bài 6: Một số chế định của pháp luật dân sự về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ2 Bài 6: Một số chế định của pháp luật dân sự về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 6. MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ

VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số chế định của pháp luật dân sự về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
  • Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật dân sự trong các tình huống cụ thể đơn giản thường gặp liên quan đến sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong thực hiện các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
  • Năng lực phát triển bản thân: Rút ra được bài học cho bản thân trong việc thực hiện một số quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; tự đặt ra mục tiêu, kế hoạch rèn luyện để thực hiện tốt một số quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ trong đời sống thường ngày; thực hiện được và vận động, giúp đỡ người khác thực hiện được một số quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Hiểu được các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; giải thích được một cách đơn giản một số hiện tượng, vấn đề liên quan đến các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ đang diễn ra ở Việt Nam và thế giới; bước đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng động bằng các hành vi, việc làm phù hợp với các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
  1. Phẩm chất
  • Trung thực và có trách nhiệm khi thực hiện các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
  • Nhân ái, yêu nước, tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11;
  • Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,… liên quan tới bài học;
  • Một số điều luật liên quan đến nội dung bài học;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint,...
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 11
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa của bài học; khai thác trải nghiệm, vốn sống, hiểu biết ban đầu của HS đối với các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ để dẫn dắt vào bài học mới.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK; HS thảo luận, vận dụng hiểu biết, kiến thực thực tế của bản thân chia sẻ suy nghĩ về câu hỏi thảo luận.
  4. Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS về câu hỏi thảo luận.

  1. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi ở mục Mở đầu: Em hãy cho biết quyền nhân thân và quyền tài sản của ông T đối với kịch bản phim X.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong sách, thảo luận, lắng nghe để trả lời các câu hỏi của GV .

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, chia sẻ suy nghĩ:

+ Về quyền nhân thân: ông T có quyền đặt tên cho kịch bản phim, là chủ sở hữu kịch bản phim, có quyền cho phép Công ty điện ảnh K sử dụng kịch bản phim để sản xuất bộ phim cùng tên.

+ Về quyền tài sản: ông T có quyền được nhận và sở hữu tiền tác giả kịch bản phim.

- Các học sinh khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ là vấn đề có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Quyền sở hữu trí tuệ và quyền chuyển giao công nghệ được pháp luật thừa nhận và bảo vệ về tài sản và nhân thân. Để biết thêm một số thông tin về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Bài 6 – Một số chế định của pháp luật dân sự về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
  2. Nội dung:

- GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK và thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi trong SGK trang 45. 

  1. Sản phẩm: HS nêu được

- Câu trả lời của câu hỏi thảo luận.

- Một số quy định cơ bản của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp trong SGK, làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi:

1/ Em hãy chỉ ra quyền nhân thân và quyền tài sản của các tác giả ở các trường hợp 4, 5, 6.

2/ Việc phô tô giáo trình mà không xin phép Trường Đại học B của Cửa hàng K sẽ phải chịu hậu quả gì? Vì sao?

3/ Việc làm nhái mẫu mã giày của xưởng đóng giày X sẽ phải chịu hậu quả gì? Vì sao?

- GV chốt kiến thức và yêu cầu HS ghi lại nội dung chính vào vở

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu GV yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác bổ sung ý kiến.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về một số quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

1. Một số quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ

* Trả lời câu hỏi thảo luận

1/ Quyền nhân thân và quyền tài sản của các tác giả ở các trường hợp 4, 5, 6 như sau:

- Trường hợp 4:

+ Quyền nhân thân của ông Q bao gồm các quyền sau đây: 1/ Đặt tên cho tác phẩm; 2/ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; 3/ Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; 4/ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

+ Quyền tài sản của ông Q bao gồm các quyền sau đây: 1/ Làm tác phẩm phái sinh; 2/ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; 3/ Sao chép tác phẩm; 4/ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; 5/ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện từ hoặc bất kì phương tiện kĩ thuật nào khác; 6/ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

- Trường hợp 5:

+ Quyền nhân thân của anh K gồm các quyền sau đây: 1/ Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế; 2/ Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế.

+ Quyền tài sản của anh K là quyền nhận thù lao theo quy định tại Điều 135 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2022).

Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như sau: 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

- Trường hợp 6: Ông C là tác giả giống lúa mới có các quyền sau đây: 1/ Được ghi tên với danh nghĩa là tác giả trong Bằng bảo hộ giống lúa mới, Sổ đăng kí quốc gia về giống lúa mới được bảo hộ và trong các tài liệu công bố về giống lúa mới; 2/ Nhận thù lao theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 191 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022).

2/ Đối với hành vi phô tô giáo trình mà không xin phép Trường Đại học B, cửa hàng phô tô K có thể bị phạt tiền từ 15 000 000 đồng đến 35 000 000 đồng, bởi vì, theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 – 10 – 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan thì hành vi đó bị coi là hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm và khoản 1 Điều này quy định: “1. Phạt tiền từ 15 000 000 đồng đến 35 000 000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả”.

3/ Với hành vi làm nhái mẫu mã giày, xưởng đóng giày X có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 000 đồng đến 2 000 000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3 000 000 đồng, bởi vì, theo quy định tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (sửa đổi, bổ sung năm 2021) thì hành vi làm nhái mẫu mã giày của xưởng đóng giày X bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp. Điều 11 của Nghị định này quy định: “1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 000 đồng đến 2 000 000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3 000 000 đồng: a) Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quả cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí; b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản này”.

* Kết luận:

- Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. 

- Quyền tác giả đối với tác phẩm, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 KNTT CĐ2 Bài 6: Một số chế định của pháp luật dân sự về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ

Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 Kết nối CĐ2 Bài 6: Một số chế định của, soạn giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 kết nối CĐ2 Bài 6: Một số chế định của

Giải chuyên đề học tập kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay