Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 KNTT Chuyên đề 1 Phần 1: Tập nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (P1)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập ngữ văn 11 bộ sách mới kết nối tri thức Chuyên đề 1 Phần 1: Tập nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (P1). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHUYÊN ĐỀ 1: TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

  • Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
  • Biết cách viết báo cáo nghiên cứu
  • Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về văn học trung đại Việt Nam
  • Biết thuyết trình một vấn đề của văn học trung đại Việt Nam

 

 PHẦN I: TẬP NGHIÊN CỨU VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

  1. MỤC TIÊU:
  2. Về kiến thức:

- Nắm được quy trình nghiên cứu mộ vấn đề văn học trung đại Việt Nam vốn có những đòi hỏi riêng ở tất cả các bước, từ xác định đề tài, vấn đề, mục tiêu, nội dung nghiên cứu đến lập kế hoạch nghiên cứu và lựa chọn phương pháp phù hợp để thu thập xử lí tổng hợp thông tin.

- Biết kết hợp những nội dung được học trong chương trình với những nội dung mở rộng, đi sâu, sử dụng một hoặc một số phương pháp nghiên cứu hợp lí để đáp ứng được mục tiêu đặt ra khi nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.

  1. Về năng lực:

Năng lực chung

- Phát triển năng lực tự chủ và tự học năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Năng lực đặc thù

- Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

- Biết biết một báo cáo nghiên cứu

- Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về văn học trung đại Việt Nam

- Biết thuyết trình một vấn đề của văn học trung đại Việt Nam

  1. Phẩm chất

-   Biết trân trọng tài năng cũng như giá trị văn học trong thời kì đó.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  2. Thiết bị dạy học:

- Giáo án

-   Một số tranh ảnh có trong SGK chuyên đề văn học Ngữ văn 11 hoặc do GV sưu tầm thêm được phóng to

-   Máy chiếu/ bảng đa phương tiện dùng chiếu tranh, ảnh, tự liệu liên quan

-   Giấy A0 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm

-  Phiếu học tập: GV có thể chuyển từ một số câu hỏi trong SGK Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 thành phiếu học tập

-  Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm phiếu đánh giá (rubic) chấm bài viết trình bày của HS.

  1. Chuẩn bị của HS: Sách chuyên đề Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
  2. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
  3. KHỞI ĐỘNG
  4. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mớ, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Tập nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.
  5. Nội dung : HS trả lời cá nhân để giải quyết một tình huống có liên quan đến bài học mói.
  6. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
  7. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi: Trong chương trình lớp dưới em đã từng học văn bản nào là tác phẩm thuộc văn học trung đại Việt Nam? Kể tên một số tác phẩm mà em ấn tượng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS nghe và suy nghĩ trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gợi ý:

 + Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)

+ Truyện Kiều - Nguyễn Du

+ Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương

+ Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến

GV dẫn dắt vào bài: Văn học trung đại Việt Nam là một trong những giai đoạn văn học có nhiều đặc sắc về nội dung cũng như sáng tạo nghệ thuật nó gắn liền với tình hình đất nước thời bấy giờ. Những tác phẩm văn học trung đại vẫn nào cũng tác động đến nền văn chương hiện đại. Với những tên tuổi cây đa cây đề như: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Trãi…. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu phần 1 - Tìm hiểu yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xác định đề tài, vấn đề mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu và lập kế hoạch nghiên cứu

  1. Mục tiêu: HS có thể lựa chọn/ xác định được đề tài vấn đề nghiên cứu cho phù hợp từ đó xác định mục tiêu cụ thể đề xuất nội dung phương pháp nghiên cứu và lập kế hoạch nghiên cứu chi tiết.
  2. Nội dung: HS xác định mục tiêu cụ thể đề xuất nội dung phương pháp nghiên cứu và lập kế hoạch nghiên cứu chi tiết
  3. Sản phẩm học tập: Nội dung, phương pháp nghiên cứu.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Xác định đề tài, vấn đề mực tiêu nghiên cứu

-     GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời:

+ Khi xác định đề tài vấn đề nghiên cứu có các hướng nào?

+ Khi xác định mục tiêu nghiên cứu cần dựa trên các khía cạnh nào?

-     HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-  Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Xác định đề tài, vấn đề nghiên cứu

1. Xác định đề tài vấn đề nghiên cứu

-      Đề tài nghiên cứu không nhất thiết phải mới có thể lặp lại ở các lớp trong các năm học. Tuy nhiên cần chọn các đề tài cụ thể có phạm vi gọn, dễ triển khai:

-      Một vài vấn đề nghiên cứu được gợi ý như sau:

+ Nghiên cứu theo hướng “giải mã” phân tích giá trị của một tác phẩm hoặc một đoạn trích tác phẩm văn học trung đại:

+ Nghiên cứu một hình tượng hoặc một khía cạnh giá trị nội dung tư tưởng trong một hoặc một nhóm tác phẩm văn học trung đại

+ Nghiên cứu lí giải cách hiểu về một hoặc một số hình ảnh, chi tiết, từ ngữ, điển cố… trong tác phẩm văn học trung đại.

+ Nghiên cứu một khía cạnh nghệ thuật, một đặc điểm phong cách hoặc một vấn đề mang tính lí luận trong tác phẩm văn học trung đại

+ Nghiên cứu theo hướng so sánh văn học

2.   Xác định mục tiêu, nội dung nghiên cứu

Để xác định mục tiêu, nội dung nghiên cứu cần dựa tren các khía cạnh chính như sau:

+ Mục tiêu về kiến thức: Liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài, vấn đề nghiên cứu.

+ Mục tiêu về kĩ năng: Xác định những kĩ năng cơ bản cần hình thành thực hiện các khâu của quá trình tập nghiên cứu để triển khai nội dung Hs cần rèn luyện những kĩ năng mới mà việc thực hiện một đề tài cụ thể đòi hỏi.

+ Mục tiêu về thái độ và giá trị: Thông qua việc triển khai đề tài nghiên cứu H sẽ hình thành và phát triển nhiều phẩm chất đặc biệt là những phẩm chất ấy được gợi ra từ chính các phương diện giá trị, ý nghĩa của đề tài, vấn đề nghiên cứu. Có nghĩa là chúng ta đang biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

-     Cùng với việc xác định mục tiêu HS có thể hình thành hệ thống luận điểm của báo cáo nghiên cứu

-------------------------------------Còn tiếp---------------------------------------

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 KNTT Chuyên đề 1 Phần 1: Tập nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề ngữ văn 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập ngữ văn 11 Kết nối Chuyên đề 1 Phần 1: Tập nghiên cứu, soạn giáo án chuyên đề ngữ văn kết nối Chuyên đề 1 Phần 1: Tập nghiên cứu

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay