Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập ngữ văn 11 bộ sách mới kết nối tri thức Chuyên đề 2 Phần 3: Vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ trong giao tiếp (P2). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 2: Vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ một cách phù hợp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ một cách phù hợp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời: + Một yếu tố mới của ngôn ngữ cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản nào để được chấp nhận rộng rãi và có cơ hội “nhập” vào hệ thống tiếng Việt? + Cho biết các yếu tố cơ bản của một tình huống giao tiếp có ảnh hưởng đến việc lựa chọn từ ngữ? + Phân tích một số trường hợp cho thấy một yếu tố mới của ngôn ngữ có thể được dùng phù hợp trong tình huống giao tiếp này nhưng không phù hợp trong tình huống giao tiếp khác? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản Về tiếng ta và thực hiện nhiệm vụ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dành thời gian cho HS đọc nghiên cứu văn bản Về nguyên tắc vay mượn từ ngữ để trả lời câu hỏi: + Tình yêu tiếng Việt của Nguyễn Tuân được thể hiện như thế nào qua văn bản Về tiếng việt? + Bạn học hỏi được gì từ kinh nghiệm viết của tác giả? + Nguyễn Tuân quan niệm như thế nào về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? + Qua bài viết của Nguyễn Tuân, bạn có nhận xét gì về vai trò của nhà văn đối với sự phát triển của tiếng Việt? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. |
1. Vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ một cách phù hợp - Những yêu cầu cơ bản được coi như “bộ lọc” để tiếp nhận một yếu tố mới của ngôn ngữ: + Yếu tố mới đó đó có tác dụng đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt ví dụ như: internet được nhập vào vố từ tiếng Việt một cách thuận lợi vì nó biểu đạt một khái niệm quan trọng mà tiếng Việt chưa có từ ngữ nào biểu đạt. + Yếu tố mới đó không làm phá vỡ tính chuẩn mực, sự tinh tế của hệ thống ngôn ngữ hiện có. - Tình huống giao tiếp thường gồm có những yếu tố cơ bản sau: + Đề tài: phạm vi đời sống được đề cập đến trong văn bản, ví dụ: một chuyến du lịch, sở thích của giới trẻ, vấn đề ô nhiễm môi trường, tình trạng bạo lực học đường…. + Quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp: người viết với người đọc hoặc giữa người nói với người nghe xét về vị thế, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính…. + Kênh giao tiếp: ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết trang trọng hay thân mật, chỉ ngôn ngữ hay kết hợp ngôn ngữ với hình ảnh ( giao tiếp đa phương thức) Việc hiểu được tình huống giao tiếp, các yếu tố cơ bản của tình huống giao tiếp ( đề tài quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp kênh giao tiếp) góp phần quan trọng giúp người viết, người nói biết được kha năng, phạm vi của việc sử dụng linh hoạt và phù hợp các yếu tố mới của ngôn ngữ. - Một số trường hợp tính mới của ngôn ngữ có thể dùng trong trường hợp này nhưng không được dùng ở trường hợp khác: + Tiếng lóng tuyệt đối sẽ không được sử dụng khi trao đổi về các nội dung liên quan đến học tập với thầy cô hay bạn bè trong lớp dưới hình thức trao đổi, thảo luận; gửi đơn, tờ trình, báo cáo đến cơ quan công quyền dưới hình thức văn bản viết… Ngược lại, tiếng lóng có thể được chấp nhận trong tình huống nói chuyện phiếm giữa người bạn trong nhóm qua các nền tảng ứng dụng công nghệ. Điều cần lưu ý là không được lạm dụng những yếu tố ngôn ngữ mới kiểu tiếng lóng và không để thói quen sử dụng ngôn ngữ trong những tình huống giao tiếp như vậy ảnh hưởng đến cách sử dụng ngôn ngữ trong những tình huống giao tiếp đòi hỏi tính chuẩn mực cao. 2. Đọc văn bản Về tiếng ta và thực hiện nhiệm vụ - Tình yêu tiếng Việt của Nguyễn Tuân được biểu hiện qua những hành động, suy nghĩ cũng như cảm xúc của tác giả được thể hiện ở trong đoạn đầu của bài viết: “nhìn trân trân tờ giấy bỏ dở”; “lòng thấy dào dạt lên những lời cám ơn”; “biết ơn đối với đất nước, ông bà tiên tổ”; “chịu ơn rất nhiều đối với quê hương, ông bà”; “thứ tiếng nói ruột thịt tủy xương đó”; “kết tinh bởi nhiều trăm nghìn năm công sức lao động của tổ tiên lưu truyền lại”; “bồi hổi bồi hồi như vấn vương với một cái gì thiệt là thiêng liêng vô giá”; “không thể nào quên được cái tiếng Việt Nam hữu cơ cái tiếng Việt Nam linh diệu ấy được. Có đến chết cũng không quên được”… - Từ kinh nghiệm viết của tác giả có thể học hỏi thêm nhiều điều “ Đã nghĩ kĩ rồi mới cầm vào bút mà viết ra. Nhưng khi đã viết rồi chưa có nghĩa là đã xong hẳn. Viết ra, nhưng mà đọc lại. Đọc lại để mà hòa chỉnh cái đã viết tới. Đọc lại bằng mắt, đọc lại bằng tai. Đọc thầm bằng mắt và đọc to lên bằng miệng để cho tai nó cũng được ( tức là nghe) với. Tự mình duyệt lấy lời viết của mình, tự mình thẩm tra lại cái ý tốt cái lời trong của mình. => Trước khi chắp bút để viết nên suy nghĩ của bản thân cần phải suy nghĩ, cân nhắc thật thấu đáo để những điều viết ra là tinh hoa là chọn lọc nhất. - Quan niệm của Nguyễn Tuân được thể hiện rõ trong bài viết cụ thể “Tôi nghĩ rằng trong sáng không khi nào lại có nghĩa là đạm bạc, là nghèo còm trong từ vựng đem ra dùng trong cách cảm cách nghĩ, và nhất là trong cái cách nói ra những cảm nghĩ đó. Trong sáng càng không có nghĩa là đơn điệu. Bởi vì có nhiều vẻ trong….. Và sáng cũng có những nguồn khác nhau. Trên cơ sở cộng đồng của ngôn ngữ Việt Nam càng ngày càng phải giàu có phấn chấn lên nữa. Làm thế nào để cứ giàu có mãi hơn lên, mà càng giàu lại càng đẹp. Nhưng hết sức chống lại mọi thứ “trọc phú” trong đời sống ngôn ngữ ta. Giàu có mà không vẩn đục – vần về tư duy đục về mỹ lí.” - NHận xét về vai trò của nhà văn đối với sự phát triển của tiếng Việt, Nguyễn Tuân viết “mỗi người viết văn chuyên nghiệp phải có lấy cái phong cách, cái vẻ riêng của mình về sự trong sáng. Mỗi người như một cây nến thắp sáng: sáp ong cũng thắp sáng, mỡ bò cũng thắp sáng và ánh cháy của nhiều thứ nến vàng đỏ trắng cháy nhanh cháy chậm đều hòa kết lại thành cái tỏ chói chung của một lâu đài tiếng nói mà tầng dưới tầng trên đều sáng trưng… Tiếng nói cua nhà văn phải là tiếng nói của thời đại. Thời đại mình càng có tổ chức càng giàu về đời và tình người. Tiếng nói ta cũng phải giàu theo. Trên cái cơ sở cũ vốn đã phong phú của ngôn ngữ, nay ta phải dậy cái vốn đó lên nữa mà đầu tư nó vào thời đại. => Tầm quan trọng của nhà văn trong việc làm giàu và phong phú thêm ngôn ngữ tiếng Việt. Dựa trên cơ sở của cái cũ để làm phong phú đổi mới ngôn ngữ nhưng phải phù hợp với thời đại. |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi
Câu 1: Bạn có thể đã dùng tiếng lóng hoặc tiếp nhận tiếng lóng từ người khác trong tình huống nào? Theo bạn, vì sao một số người lại dùng tiếng lóng?
Câu 2: Trình bày những giải pháp cần thực hiện để giữ gìn và phát triển ngôn ngữ của dân tộc?
Câu 3: Viết một đoan văn khoảng 200 chữ nêu ý kiến của bạn về một vấn đề liên quan đến việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt?
Câu 4: Vận dụng hiểu biết về tình huống giao tiếp ( đề tài, quan hệ giữa những người tham gia vào giao tiếp, kênh giao tiếp) để thảo luận, phân tích và đánh giá về sự phù hợp của việc sử dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ trong một văn bản tự chọn.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Bước 4: Đánh giá, kết luận
Gợi ý trả lời:
Câu 1:
+ Làm cho ngôn ngữ giao tiếp được độc đáo sinh động theo cách riêng của giới trẻ.
+ Giữ bí mật thông tin trong nội bộ một nhóm người.
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Tên văn bản ( có sẵn hoặc HS có thể tự đặt) :……………………..
STT |
Các yếu tố |
Nội dung |
1 |
Đề tài của văn bản |
|
2 |
Người tạo lập |
|
3 |
Người tiếp nhận Kênh giao tiếp |
|
4 |
|
|
+ Nhận xét và đánh giá các yếu tố mới của ngôn ngữ phù hợp hay không phù hợp xét trong quan hệ với tình huống giao tiếp mà trong đó văn bản được sử dụng.
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác theo dõi, đánh giá, góp ý….
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học: Các nội dung liên quan đến chuyên đề 2 Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại
- Hoàn chỉnh các bài tập phần Luyện tập, Vận dụng (nếu chưa xong).
- Ôn tập chuyên đề 3 – Đọc viết và giới thiệu về một tác giả văn học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề ngữ văn 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập ngữ văn 11 Kết nối Chuyên đề 2 Phần 3: Vận dụng các, soạn giáo án chuyên đề ngữ văn kết nối Chuyên đề 2 Phần 3: Vận dụng các