Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 KNTT Chuyên đề 3 Phần 2: Viết về một tác giả văn học (P1)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập ngữ văn 11 bộ sách mới kết nối tri thức Chuyên đề 3 Phần 2: Viết về một tác giả văn học (P1). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

PHẦN 2: VIẾT VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

- Nắm được cấu trúc và cách triển khai riêng của kiểu bài viết về một tác giả văn học

- BIết cách khai thác và sử dụng tư liệu trong việc viết bài giới thiệu về một tác giả văn học

- Làm rõ được những thành tựu nổi bật, những giá trị đặc sắc trong sự nghiệp văn chương của tác giả đó.

- Chọn được hướng viết phù hợp với mục tiêu cụ thể đã đề ra và khai thác được toàn bộ tư liệu đã chuẩn bị

- Sử dụng ngôn từ phù hợp diễn đạt mạch lạc, chuẩn mực

  1. Về năng lực

Năng lực chung

- Rèn luyện nếp tư duy khoa học, biết vận dụng một số thao tác tư duy cơ bản nhằm chiếm lĩnh tri thức.

Năng lực đặc thù

- Biết liên kết nhiều nội dung tri thức, kĩ năng trong quá trình học tập để phát triển năng lực.

- Giải quyết được một vấn đề học tập mang tính phức hợp, đòi hỏi có sự kết nối với thực tiễn và tìm ra được các chiến lược, cách thức giải quyết vấn đề.

  1. Về phẩm chất:

- Yêu thích và trân trọng tài năng của các tác giả văn học

- Có ý thức giữ gìn, trân trọng những giá trị văn hóa

- Tinh thần hợp tác, trách nhiệm khi làm việc tập thể.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị dạy học

- Tranh, ảnh, bảng biểu, video clip liên quan đến nội dung bài học, máy tính có kết nối internet, máy chiếu,…

- Phiếu học tập của HS để chuẩn bị thảo luận.

- Bút màu, giấy A0 để trình bày sản phẩm

  1. Học liệu

- Sách chuyên đề, SGK, SGV, sách tham khảo,…

- Tài liệu tham khảo mà học sinh thu thập được về sự phát triển của ngôn ngữ

- Sản phẩm của học sinh sau khi hoàn thành phần 2 của chuyên đề.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học viết về một tác giả văn học
  3. Nội dung : HS trả lời cá nhân để giải quyết một tình huống có liên quan đến bài học mói.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
  5. Tổ chức thực hiện hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Tại sao lại cần tìm hiểu về một tác giả văn học? Theo em việc tìm hiểu về tác giả văn học có vai trò gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS xem, suy nghĩ và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả

  • Dự kiến câu trả lời của HS

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tâp và kết luận

  • Nhận xét câu trả lời của HS, dẫn dắt để kết nối hoạt động hình thành kiến thức mới.

Gợi ý:

Việc tìm hiểu về tác giả văn học có vai trò vô cùng quan trọng. Phần nào giúp người đọc có thể hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm cũng như hiểu hơn về tuyên ngôn mà tác giả thể hiện trong đứa con tinh thần của mình.

GV dẫn dắt: Ở tiết trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về kiến thức đọc về một tác giả văn học. và ở tiết học hôm nay chúng ta sẽ triển khai nội dung viết về tác giả văn học. Phần nao sẽ giúp người đọc hiểu được những thành tựu nổi bật, giá trị đặc sắc trong sự nghiệp văn chương của tác giả đó.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xác định mục đích viết

  1. Mục tiêu: HS nắm được các mục đích viết khác nhau về một tác giả văn học, trên cơ sở đó sẽ xác định được kiểu văn bản phải thực hiện.
  2. Nội dung thực hiện: GV cho HS tìm hiểu mục đích viết về một tác giả văn học
  3. Sản phẩm: Tìm hiểu của HS.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Xác định mục đích viết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-       GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời:

+ Bạn hướng tới mục đích nào khi viết vè tác giả văn học đã chọn?

-       HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

1. Xác định viết

- Viết bài về một tác giả văn học là hình thức trình bày kết quả của việc tiếp nhận và đánh giá những nội dung đã đọc về tiểu sử, tác phẩm… của tác giả bằng ngôn ngữ viết.

Bài viết về một tác giả có thể nhắm tới các mục đích khác nhau hướng về đối tượng khác nhau như:

+ Khi thiên về giới thiệu, quảng bá, bài viết cần nêu thông tin đầy đủ về tiểu sử, quá trình sáng tác những thành tựu nổi bật trong sự nghiệp văn học của tác giả. Lúc này văn bản đượ tạo lập là văn bản thông tin.

+ Khi thiên về nghiên cứu văn học, bài viết thường trình bày những kết quả nghiên cứu về phong cách nghệ thuật hay những giá trị văn chương đặc sắc của tác giả được lịch sử văn học ghi nhận. Lúc này văn bản có nhiều yếu tố nghị luận.

+ Khi thiên về thưởng thức cảm nhận, bài viết là sự bày tỏ những cảm xúc, rung động, trải nghiệm của cá nhân về một hoặc một vài giá trị nổi bật nhất trong sự nghiệp văn học của tác giả, thể hiện rõ sự đồng điệu, tri âm của người viết. Lúc này văn bản được tạo lập có nhiều yếu tố biểu cảm, co thể xếp vào loại văn bản văn học.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số hướng viết bài về một tác giả văn học

  1. Mục tiêu: Hs hiểu rõ hơn về cách viết bài về một tác giả văn học theo ba hướng đã được giới thiệu trong CĐHT ngữ văn 11 – SGK.
  2. Nội dung thực hiện: GV cho HS tìm hiểu các văn bản minh họa
  3. Sản phẩm: Tìm hiểu của HS.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu về sự nghiệp văn học của một tác giả

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-       GV cho HS nghiên cứu văn bản “Tố Hữu – Nhà thơ cách mạng” và trả lời các câu hỏi:

(1) Bài viết đã cung cấp những thông tin đáng chú ý nào về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu?

(2) Trong bài viết việc triển khai thông tin đã được tác giả thực hiện như thế nào?

(3) Bạn có nhận xét gì về những ý kiến đánh giá nhà thơ Tố Hữu được nêu trong bài viết?

-       HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu phong cách nghệ thuật của một tác giả văn học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-       GV cho HS nghiên cứu văn bản “Nguyễn Tuân – một phong cách độc đáo và tài hoa” và trả lời các câu hỏi:

(1) Bài viết đã nhận diện về phong cách Nguyễn Tuân như thế nào?

(2) Cách thức diễn giải minh họa của tác giả có gì đáng chú ý?

(3) Dựa vào cách triển khai văn bản Nguyễn Tuân một phong cách độc đáo và tài hoa, bạn hãy lựa chọn và tìm những ý chính cho bài viết nghiên cứu phong cách nghệ thuật của một tác giả trong sách giao khoa ngữ văn lớp 11

-       HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Dựng chân dung một tác giả văn học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-       GV cho HS nghiên cứu văn bản “Hồ Xuân Hương – kì nữ, kì tài” và trả lời các câu hỏi:

(1) Tác giả bài viết đã có ấn tượng nổi bật về những điều gì trong cuộc đời và thơ ca của Hồ Xuân Hương?

(2) Những câu chữ nào trong bài viết thể hiện rõ sự đồng cảm, ngưỡng mộ của tác giả đối với nhà thơ Hồ Xuân Hương?

(3) Bài viết đã giúp bạn hình dung được một Hồ Xuân Hương  như thế nào trogn đời và trong thơ?

-       HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

1. Giới thiệu về sự nghiệp văn học của một tác giả.

(1) Tố Hữu được coi là cùng thế hệ với các cây bút nổi tiếng của phong trào thơ mới như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư…

- Tố Hữu làm thơ từ nhỏ ( 7 tuổi) và được cha mẹ vun đắp tài trợ.

- Tố Hữu tham gia cách mạng từ rất sớm và đảm nhận nhiều trọng trách

- Tố Hữu đã sáng tác bảy tập thơ ( Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta).

- Trước cách mạng thơ Tố Hữu là thơ mới nhưng thể hiện nội dung cách mạng

- Sau Cách mạng thơ Tố Hữu luôn có mặt kịp thời và thể hiện cái nhìn khái quát về đời sống cách mạng Việt Nam.

- Tố Hữu là một người lãnh đạo chủ chốt của văn nghệ cách mạng Việt Nam.

- Tố Hữu có nhiều thành tự nhưng cũng có hạn chế

- Tố Hữu đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

(2) Cách triển khai thông tin đã được tác giả thực hiện trong bài như sau:

+ Thiết lập hệ thống các nội dung thông tin chính: tiểu sử, các vị trí xã hội mà Tố Hữu từng đảm nhận, các sáng tác trước Cách mạng, các sáng tác sau Cách mạng hoạt động lãnh đạo văn nghệ, thành tựu và hạn chế trong các sáng tác.

+ Diễn giải cụ thể từng phần: liệt kê các thông tin đầy đủ, chính xác

+ Nhận xét đánh giá một cách khái quát, khách quan.

(3) Một số gợi ý về thơ Tố Hữu của các chuyên gia:

+ “Thơ Tố Hữu nói chính trị, nói những vấn đề lớn của đất nước, của nhân dân mà vẫ mặn mà, say đắm” ( Hoài Thanh)

+ “Tố Hữu là nhà thơ của tình cảm lớn,lẽ sống lớn, niềm vui lớn” ( Nguyễn Đăng Mạnh)

+ “Tố Hữu là một nhà thơ có lí tưởng” ( Chế Lan Viên)

+ “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên trình độ là thơ rất đỗi trữ tình” ( Xuân Diệu)

Tổng kết:

-   Viết theo hướng giới thiệu sự nghiệp văn học của một tác giả:

+ Trình bày được các thông tin về tiểu sử, quá trình hoạt động văn học, các thành tựu chính của tác giả.

+ Cung cấp thông tin cụ thể, đầy đủ, rõ ràng chính xác

+ Chỉ rõ những đóng góp của tác giả cho văn học Việt Nam

+ Văn phong khoa học.

1.   Nghiên cứu phong cách nghệ thuật của một tác giả văn học

(1)             Phong cách của Nguyễn Tuân là một phong cách độc đáo và tài hoa đã được diễn giải là “thói quen nhìn sự vật ở mặt mỹ thuật” và “khảo cứu đến kì cùng”.

(2)             Cách thức diễn giải minh họa của tác giả có điều đặc biệt như sau:

-       Thiết lập hệ thống luận điểm phong phú để làm rõ những biểu hiện về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

+ Lối viết khảo cứu kĩ lưỡng từ nhiều phương diện

+ Chọn lựa những đối tượng đặc biệt ( kì quan, kì nhân, kì sự)

+ quan niệm thẩm mỹ: yêu thích vẻ đẹp xưa cũ.

+ Chú ý phát triển chiều sâu lịch sử- văn hóa của đối tượng

+ Thường dùng thể loại tùy bút và tạo dấu ấn riêng

+ Ngôn ngữ đặc sắc ( từ vựng phong phú biện pháp tu từ độc đáo).

-       Minh họa bằng những dẫn chứng phong phú và hấp dẫn được chắt lọc từ các chi tiết trong tác phẩm của Nguyễn Tuân cả trước và sau cách mạng, cả truyện và tùy bút.

-       Văn phong khoa học, chính xác và tinh tế.

(3)             Đặc điểm và yêu cầu của bài viết theo hướng nghiên cứu phong cách nghệ thuật của một tác giả văn học.

-       Nhận xét khái quát về phong cách nghệ thuật của một tác giả văn học

-       Phân tích những biểu hiện của phong cách đó qua một số bình diện như: cách lựa chọn đề tài, quan niệm thẩm mỹ, đối tượng, nhân vật, thể loại nổi bật, nghệ thuật sử dụng ngôn từ.

-       Thể hiện cái nhìn bao quát của người viết về những giá trị nổi bật xuyên suốt làm nên sức hấp dẫn trong phong cách nghệ thuật của tác giả

-       Thể hiện quan điêm đánh giá khách  quan với những bằng chứng phong phú, sát hợp

-       Ngôn ngữ đảmbảo tính khoa học

2.    Dựng chân dung một tác tả văn học

(1)             Tác giả đã chọn một số điểm nổi bật như:

-       Thời đại Hồ Xuân Hương sống và làm thơ

-       Bi kịch đời riêng và bi kịch thời đại

-       Đặc điểm tính cách của Hồ Xuân Hương

-       Những nét đặc sắc của thơ Hồ Xuân Hương

(2)             Những ngôn ngữ thể hiện sự đồng cảm, ngưỡng mộ của tác già với nhà thơ Hồ Xuân Hương:

-       Cách đặt nhan đề biểu thị sự ngưỡng mộ

-       Gọi nhà thơ là “nàng”

-       Dùng cấu trúc trùng điệp và các hình ảnh gợi cảm để nhấn mạnh sự cảm thông, ngưỡng mộ.

-       Dùng cấu trúc “nếu chỉ thấy…. là chưa thấy cái hồn Hồ Xuân Hương gửi gắm trong thơ” để biện giải, bênh vực.

(3)             Hồ Xuân Hương là người:

-       Phụ nữ cá tính và bất hạnh

-       Là một nhà thơ độc đáo:

+ Dám bày tỏ khát vọng sống của người phụ nữ

+ Có ý thức cá nhân sâu sắc

+ Thơ “tục mà không dâm”

+ Kết hợp được tính dân gian và bác học

ð Đặc điêm và yêu cầu của bài viết theo hướng dựng chân dung một tác giả văn học:

+ Đây là cách giới thiệu tác giả theo cảm nhận cá nhân của người đọc. Người viết cần lựa chọn một vài điểm nổi bật trong cuộc đời và tác phẩm của tac giả để trình bày cảm nghĩ, nhận xét, diễn giải.

+ Dám bày tỏ ý kiến và cảm nghĩ cá nhân một cách khách quan

+ Văn phong linh hoạt biểu cảm

+ Có thể sử dụng tranh, ảnh để minh họa.

 

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 KNTT Chuyên đề 3 Phần 2: Viết về một tác giả văn học (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề ngữ văn 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập ngữ văn 11 Kết nối Chuyên đề 3 Phần 2: Viết về một, soạn giáo án chuyên đề ngữ văn kết nối Chuyên đề 3 Phần 2: Viết về một

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay