Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập ngữ văn 11 bộ sách mới kết nối tri thức Chuyên đề 3 Phần 3: Thuyết trình về một tác giả văn học (P1). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
- Xác định được bối cảnh tình huống, mục đích và đối tượng hướng tới khi thuyết trình về một tác giả văn học.
- Trình bày được những thông tin cơ bản về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học theo hướng tiếp cận của cá nhận hoặc nhóm
- Sử dụng ngôn ngữ thuyết trình phù hợp, kết hợp một số phương tiện phi ngôn ngữ trong khi trình bày, giới thiệu
- Biết tổ chức hoạt động thuyết trình ( cá nhân hoặc tập thể) về một tác giả văn học
Năng lực chung
- Rèn luyện nếp tư duy khoa học, biết vận dụng một số thao tác tư duy cơ bản nhằm chiếm lĩnh tri thức.
Năng lực đặc thù
- Biết liên kết nhiều nội dung tri thức, kĩ năng trong quá trình học tập để phát triển năng lực.
- Giải quyết được một vấn đề học tập mang tính phức hợp, đòi hỏi có sự kết nối với thực tiễn và tìm ra được các chiến lược, cách thức giải quyết vấn đề.
- Yêu thích và trân trọng tài năng của các tác giả văn học
- Có ý thức giữ gìn, trân trọng những giá trị văn hóa
- Có khả năng thuyết trình trôi chảy về một tác giả văn học
- Tinh thần hợp tác, trách nhiệm khi làm việc tập thể.
- Tranh, ảnh, bảng biểu, video clip liên quan đến nội dung bài học, máy tính có kết nối internet, máy chiếu,…
- Phiếu học tập của HS để chuẩn bị thảo luận.
- Bút màu, giấy A0 để trình bày sản phẩm
- Sách chuyên đề, SGK, SGV, sách tham khảo,…
- Tài liệu tham khảo mà học sinh thu thập được về sự phát triển của ngôn ngữ
- Sản phẩm của học sinh sau khi hoàn thành phần 3 của chuyên đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Hãy nhắc lại kiến thức bài học cũ có mấy cách viết về một tác giả văn học?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tâp và kết luận
Gợi ý:
HS dựa vào kiến thức bài học tiết trước liệt kê 3 cách định hướng viết về một tác giả văn học.
GV dẫn dắt: Ở bài học trước chúng ta đã tìm hiểu cách viết về một tác giả văn học và trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thuyết trình về tác giả văn học.
Hoạt động 1: Thuyết trình cá nhân về một tác giả văn học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị Bước 1: GV cho HS chuẩn bị trước khi thuyết trình - GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời: - Chuẩn bị phương án thuyết trình + Phương án 1: Khi thực hiện hoạt động viết phần 2 đã có được bài giới thiệu với mục đích và hướng lựa chọn đã xác định tóm tắt bài viết và chuyển bản tóm tắt đó thành đề cương bài thuyết trình. + Phương án 2: Giới thiệu về một tác giả văn học chưa được thực hiện ở hoạt động viết. Cần tiến hành các bước đọc về tác giả văn học như đã hướng dẫn ở phần 1 lựa chọn hướng viết và lập đề cương cho bài thuyết trình. - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. |
1. Chuẩn bị Có thể tham khảo bài tóm tắt sau đối với bài giới thiệu Tố Hữu – nhà thơ cách mạng của Nguyễn Văn Long: - Mở đầu: Giới thiệu vị trí của Tố Hữu trong nền văn học Việt Nam. - Thân bài: + Giới thiệu hoàn cảnh xuất thân chặng đường hoạt động cách mạng và những cương vị xã hội của Tố Hữu. + Giới thiệu về sự nghiệp văn học của Tố Hữu chặng đường trước Cách Mạng + Giới thiệu về sự nghiệp văn học của Tố Hữu chặng đường sau cách mạng. + Giới thiệu về vai trò lãnh đạo văn nghệ cách mạng của Tố Hữu - Kết thúc: Khẳng định lại vị trí của nhà thơ trong nền văn học Việt Nam và giải thưởng đã đạt được. · Lưu ý: + ở mỗi phần mỗi ý bên cạnh việc nêu nội dung cơ bản dẫn chứng tiêu biểu cân ghi chú cách trình bày, thời gian dành cho từng phần. Những ghi này giúp cho người nói có thể chủ động, nhấn mạnh những điểm cốt lõi, tránh lan man. + Chuẩn bị và kiểm tra thiết bị trình chiếu, slide, video clip thiết bị âm thanh
|
Hoạt động 2: Trình bày bài giới thiệu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Hs chọn một tác giả văn học để trình bày. - GV yêu cầu HS trình bày và lắng nghe đọc kĩ yêu cầu với người nói và người nghe để hoàn thành nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS luyện tập bài nói. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - HS trình bày kết quả trước lớp, GV yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung và hoàn thiện bảng kiểm theo phiếu dưới đây Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức |
2. Tìm ý và lập dàn ý - HS có thể trình bày bài thuyết trình về một tác giả văn học theo các bước sau: + Mở đầu: · Giới thiệu ngắn gọn về bản thân ( tên, lớp, trường….) · Giới thiệu tác giả văn học và mục đích việc trình bày, giới thiệu về tác giả đó + Triển khai: · Dựa vào đề cương đã chuẩn bị hoặc slide trình chiếu lần lượt trình bày từng ý về cuộc đời, sự nghiệp, đóng góp của tác giả theo hướng đã lựa chọn. Nhấn mạnh trọng tâm của vấn đề, thuyết trình rõ ràng, diễn giải, phân tích dẫn chứng ở những chỗ cần làm sáng tỏ. · Nếu có video clip trình chiếu xen lẽ, cần làm rõ sự kết nối giữa bài giới thiệu và hình ảnh · kHi trình bày thường xuyên tương tác với người nghe, tùy thái độ, phản ứng của người nghe mà điều chỉnh, bổ sung những thông tin cần thiết, tuyệt đối tránh tình trạng đọc bài soạn sẵn + Khẳng định: Khẳng định lại vị trí của tác giả văn học và sự cần thiết của việc nắm được các thông tin cơ bản về tác giả nhằm nâng cao chất lượng học tập môn ngữ Văn.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề ngữ văn 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập ngữ văn 11 Kết nối Chuyên đề 3 Phần 3: Thuyết trình về, soạn giáo án chuyên đề ngữ văn kết nối Chuyên đề 3 Phần 3: Thuyết trình về