Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập ngữ văn 11 bộ sách mới kết nối tri thức Chuyên đề 2 Phần 1: Bản chất xã hội - văn hoá của ngôn ngữ (P2). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời: + Vì sao nói ngôn ngữ là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa? + Trình bày một số biểu hiện của dấu ấn văn hóa Việt trong Tiếng Việt? + Nêu sự khác biệt về cách dùng từ xưng hô giữa tiếng Việt với một ngôn ngữ khác mà bạn biết. Bạn có nhận xét gì về sự khác biệt đó? + Bạn có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa sự đa dạng của ngôn ngữ và sự đa dạng của văn hóa? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản Linh hồn tiếng Việt và trả lời câu hỏi Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời: + Bạn hiểu câu tục ngữ “Chó treo mèo đậy” nghĩa là gì? Vì sao một người nước ngoài giỏi tiếng Việt như I-vo Va-xi-li-ép lại không hiểu được câu tục ngữ có vẻ rất đơn giản đối với nhiều người Việt? + Cao Xuân Hạo đã chứng minh về “linh hồn tiếng Việt” bằng cách nào? Bạn có đánh giá gì về cách chứng minh đó? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
|
1. Tìm hiểu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa a. Vai trò của ngôn ngữ đối với văn hóa - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu cách hiểu rất toàn diện về văn hóa “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng, toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa, Văn hóa chính là sự tổn hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn. - Theo hai nhà nhân chủng học văn hóa Ge-ri Phê-ra-rô và Xu-dần An-đri-át-tơ thì văn hóa là tất cả những gì con người có, con người nghĩ, con người làm với tư cách là thành viên trong một xã hội. Định nghĩa này được chỉ dẫn bởi ba động từ ( có, nghĩ, làm) tương ứng với ba thành phần chính của văn hóa là: hiện vật, vật chất – những gì con người nghĩ trong đầu – các khuôn mẫu hành vi. - Vai trò của ngôn ngữ đối với văn hóa: + Ngôn ngữ là một phần thiết yếu trong đời sống tinh thần phong phú của mỗi cộng đồng người, tức là một phần không thể thiếu của văn hóa. KHó có thể hiểu đầy đủ về văn hóa của một dân tộc nếu không tìm hiểu về ngôn ngữ của dân tộc đó. + Ngôn ngữ là phương tiện cơ bản, phổ biến để biểu đạt và lưu giữ các giá trị về văn học, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng… thông qua ngôn ngữ có thể hiểu về các bộ phận cấu thành văn hóa khác. b. Ảnh hưởng của văn hóa đối với ngôn ngữ Tiếng Việt mang dấu ấn văn hóa Việt cụ thể hơn đó là biểu hiện đời sống vật chất, đời sống tinh thần và cách ứng xử của người Việt. Những biểu hiện đó có thể thấy rõ nhất qua một số nhóm từ ngữ và cách dùng từ ngữ thuộc các nhóm đó. - Từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động đặc điểm gần gũi trong đời sống + Trong tiếng Việt có nhiều thành ngữ và từ ngữ thông thường dùng lối nói so sánh, ẩn dụ mang dấu ấn đời sống gắn bó với ruộng đồng, cây trồng, sông nước,… của người Việt như: cơm no áo ấm, chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối, mặt trái xoan…. Thông qua cách dùng một số từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người mà các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra những điểm đặc sắc trong cách nhận thức về thế giới, tức là một phần trong văn hóa tinh thần của người Việt. - Từ ngữ xưng hô + KHác với tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga… tiếng Việt sử dụng phổ biến danh từ chỉ quan hệ thân tộc ( anh, chị, em, bố, mẹ, chú, bác, ông, bà…) và danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ ( bác sĩ, thầy, giáo sư, giám đốc, bộ trưởng….) để xưng hô. Cùng với những đại từ nhân xưng chính hiệu như tao, tớ, chúng tao, bọn tớ, mày, chúng mày… các danh từ này thường đánh dấu quan hệ tuổi tác, vị thế xã hội hoặc thái độ, tình cảm giữa người nói với người nghe. + Các từ ngữ xưng hộ trong tiếng Việt cũng có thể được thay đổi linh hoạt trong giao tiếp dẫn đến sự thay đổi trong quan hệ giữa người nói và người nghe, chẳng hạn xưng hô em – giám đốc sang tôi – anh, từ em – chị sang tôi – chị…. Sự thay đổi này cho thấy các từ ngữ xưng hô có mối liên hệ trực tiếp đến quan hệ tôn ti và sự ứng xử linh hoạt giữa người nói và người nghe trong giao tiếp tiếng Việt. c. Sự đa dạng của ngôn ngữ và sự đa dạng của văn hóa - Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa có những biểu hiện cụ thể như thế nào thì không đơn giản. CHẳng hạn, một số nhà nghiên cứu coi hệ thống phong phú các từ ngữ có tính biểu cảm cao như từ láy ( thổn thức, tha thiết, nhớ nhung, vui vẻ, buồn bã, bàng hoàng…) và các trợ từ cuối câu ( à, ư, nhỉ, nhé…) là biểu hiện của văn hóa trọng tình cảm. - Việc sử dụng phổ biến các cấu trúc đối xứng, đặc biệt là trong thành ngữ và cách dùng các cấu trúc ngữ pháp có phần linh hoạt trong một số cấu trúc cũng được coi là có liên quan đến đặc điểm thẩm mỹ và cách ứng xử uyển chuyển của người Việt. Tuy nhiên cần cẩn trọng khi căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ để suy ra một cách trực tiếp những đặc điểm về văn hóa của một cộng đồng người. 2. Tìm hiểu văn bản Linh hồn tiếng Việt - Chó treo mèo đậy là một câu tục ngữ khá phổ biến. Có thể hiểu theo nghĩa tường minh: muốn giữ gìn đồ ăn thức ăn với chó thì phải treo lên còn mèo thì phải đậy lại. Câu tục ngữ này còn có thể hiểu theo hàm ẩn là tùy vào từng đối tượng tình huống mà có cách hiểu ứng xử phù hợp. + Cách suy luận của I-vo Va-xi-li-ép chỉ phù hợp với việc giải nghĩa câu trong các ngôn ngữ Châu Âu hoặc câu tiếng Việt có cấu trúc tương tự. Còn “chó treo mèo đậy” là một câu tục ngữ có cấu trúc mang đặc trưng của tiếng Việt. Vì thế nếu không phải người bản ngữ nói tiếng Việt thì rất khó suy luận. Ngoài ra việc hiểu một câu tục ngữ thường đòi hỏi người đó phải hiểu biết, trải nghiệm, vốn sống của cộng đồng người sáng tạo ra tục ngữ đó. Tuy giỏi tiếng Việt nhưng I-vo Va-xi-li-ép chưa đủ vốn ngôn ngữ và văn hóa để hiểu câu tục ngữ này. - Về cách Cao Xuân Hạo chứng minh “linh hồn tiếng Việt” mỗi người sẽ có một đánh giá khác nhau. Tác giả Cao Xuân Hạo bàn về một vấn đề khá trừu tượng “linh hồn tiếng Việt” qua một câu chuyện rất cụ thể dễ hiểu và thú vị. Cách dẫn dắt câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, ngôn ngữ kể chuyện kịch tính, sinh động. |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi
Câu 1: Tìm kiếm thông tin từ các nguồn mà bạn có thể tiếp cận và cho biết:
Câu 2: Tìm thêm những thông tin thú vị khác về các ngôn ngữ trên thế giới để chia sẻ trong nhóm hoặc trước lớp. Chọn một số thông tin và thể hiện bằng sơ đồ hoặc biểu đồ.
Câu 3: Tìm ví dụ về một số hiện tượng trong ngôn ngữ thể hiện đặc điểm văn hóa của dân tộc.
Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ nêu ý kiến của bạn về một vấn đề liên quan đến nội dung phần 1 chuyên đề 2 chẳng hạn như: tình trạng nhiều ngôn ngữ trên thế giơi có nguy cơ bị biến mất, việc dùng tiếng anh như ngôn ngữ toàn cầu, khả năng phổ biến của E-xpê-tan-tô.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Bước 4: Đánh giá, kết luận
Gợi ý trả lời:
Câu 1:
+ Những ngôn ngữ được nhiều người sử dụng với tư cách là tiếng mẹ đẻ nhất: Tiếng Trung, Tiếng Anh, Tiếng Hindi và Urdu, tiếng Ả Rập….
+ Những ngôn ngữ được sử dụng ở nhiều quốc gia nhất: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha,…
+ Những ngôn ngữ được dùng làm ngôn ngữ chính thức ở nhiều quốc gia nhất: Tiếng Anh, Tiếng Pháp…
Câu 2:
Câu 3:
Trong Tiếng Việt đồng nghĩa với các từ Tổ quốc, quốc gia có từ đất nước. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc hình thành từ này có liên quan đến đời sống gắn bó với nông nghiệp của người Việt: đất và nước là hai yếu tố quan trọng của trồng trọt. Tiếng Việt dùng hai từ này kết hợp để biểu đạt một ý nghĩa cao cả, thiêng liêng với người Việt. Từ đồng bào trong tiếng Việt có nguồn gốc từ truyền thuyết con Rồng chúa Tiên với truyền thuyết này tất cả người Việt đều được coi là có cùng một nguồn gốc được sinh ra từ một bào thai của mẹ Âu Cơ. Không phải ngẫu nhiên mà tiếng Việt có nhiều thành ngữ có từ cơm như: cơm no áo ấm, cơm lành canh ngọt, cơm áo gạo tiền, cơm niêu nước lọ…. Hiện tượng này xuất phát từ thực tế cơm là món ăn chính có vai trò quan trọng trong đời sống vật chất, tinh thần của người Việt.
Câu 4:
+ Trước khi viết HS cần tìm đọc các thông tin có liên quan để chuẩn bị nội dung cho đoạn văn. Chẳng hạn nếu chọn đề tài về tiếng Anh như ngôn ngữ toàn cầu thì cần tìm hiểu “ngôn ngữ toàn cầu” là gì, hiện nay tiếng Anh được dùng phổ biến ở mức độ nào, trong tương lai có được dùng phổ biến hơn không, việc dùng tiếng Anh như ngôn ngữ toàn cầu liệu có ảnh hưởng gì đến bản sắc văn hóa của các dân tộc trên thế giới hay không… + Còn nếu chọn đề tài về khả năng phổ biến của quốc tế ngữ thì cần tìm hiểu “quốc tế ngữ” là gì nó được tạo ra nhằm mục đích gì, lịch sử hình thành và phát triển của nó như thế nào….
Câu 5:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề ngữ văn 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập ngữ văn 11 Kết nối Chuyên đề 2 Phần 1: Bản chất xã, soạn giáo án chuyên đề ngữ văn kết nối Chuyên đề 2 Phần 1: Bản chất xã