Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập ngữ văn 11 bộ sách mới kết nối tri thức Chuyên đề 3 Phần 1: Đọc về một tác giả văn học (P2). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 2: Xây dựng hồ sơ về một tác giả
Mục tiêu: HS tiến hành tìm kiếm, thu thập các tài liệu có liên quan đến tác giả làm cơ sở cho việc đọc, tìm hiểu về tác giả; xây dựng được danh mục tài liệu đọc về tác giả.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|
Nhiệm vụ 1: Xây dựng hồ sơ về một tác giả Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời: + Khi xây dựng hồ sơ về một tác giả cần lưu ý điều gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
|
1. Xây dựng hồ sơ về một tác giả a. Tìm kiếm tài liệu Cần tìm kiếm các nguồn tài liệu liên quan đến các tác giả để thu thập thông tin, các thông tin như: tiểu sử và quá trình sáng tác của tác giả, tác phẩm tiêu biểu và các bài viết có liên quan. Lưu ý: đối với các tác giả lớn HS có thể tìm các cuốn tuyển tập, trong đó có nhiều sáng tác của tác giả và bài viết có luên quan đã được tập hợp, tuyển chọn công phu. b. Lập danh mục tài liệu Do việc đọc và tìm hiểu về tác giả được tìm hiểu trong một thời gian dài vì thế nên cần lập danh mục các tài liệu đã thu thập được để có thể dễ dàng lựa chọn tài liệu và xây dựng được kế hoạch đọc hợp lí. Ví dụ: khi chọn tác giả Nam Cao thì có thể tập hợp các tài liệu liên quan theo danh mục, từ đó chọn các tài liệu cần đọc.
|
Hoạt động 3: Đọc, ghi chép và tổng hợp các thông tin cần thiết về một tác giả
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||
Nhiệm vụ 1: Đọc ghi chép và tổng hợp các thông tin cần thiết về một tác giả Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời: + Bạn cần tóm lược những thông tin nào khi xây dựng niên biểu về một tác giả văn học? + Khi đọc và ghi chép thông tin về tác phẩm của tác giả cần lưu ý điều gì? + Khi đọc và ghi chép nhận định về tác giả nên lưu ý gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
|
Nhiệm vụ 1: Đọc ghi chép và tổng hợp các thông tin cần thiết về một tác giả a. Đọc và ghi chép thông tin về tiểu sử tác giả Những thông tin cần lưu ý ghi chép bao gồm có: + Tên khai sinh của tác giả và các bút danh nế có, năm sinh, năm mất…. + Quê quán, gia đình, đặc điểm con người + Thiên hướng và các chặng đường sáng tác + Các tác phẩm tiêu biểu + Các giải thưởng nếu có b. Đọc và ghi chép thông tin về tác phẩm của tác giả - Đọc và ghi chép thông tin chi tiết + Bắt đầu đọc những tác phẩm đã được nghe, được biết hoặc tác phẩm có nhan đề trùng với tên của cuốn sách để tạo cảm hứng và ấn tượng ban đầu. + Đọc với tư cách một độc giả để tiếp nhận các giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm hoặc ‘đọc như một nhà văn’ để cảm nhận quá trình sáng tạo tác phẩm, từ đó có thể trở thành người “đồng sáng tạo” với tác giả. + Với những tác phẩm có dung lượng lớn, thời gian đọc thường kéo dài và ngược đọc có thể phải tạm ngừng nhiều lần. Nhưng với từng chương, phần cụ thể thì cần bố trị thời gian để đọc trọn vẹn, tránh làm ngắt quãng mạch cảm xúc. + Vận dụng những kĩ năng đã được rèn luyện trong quá trình đọc văn bản như liên tưởng, tưởng tượng suy luận, kết nối,… để có thể theo dõi từng chi tiết, hình ảnh, mạch cảm xúc của tác phẩm - Tổng hợp và đánh giá + Tổng hợp về từng cuốn sách: Có thể tổng hợp kết nối các tác phẩm và nhận xét chung về từng cuốn sách theo một số nội dung như: các chủ đề chính được thể hiện, giá trị nội dung của cuốn sách, những nét riêng, dấu ấn riêng mà tác phẩm để lại trong lòng người đọc, vị trí của cuốn sách trong sự nghiệp sáng tác của tác giả. + Đánh giá chung Đọc kết nối các cuốn sách hoặc các thể loại trong sáng tác của tác giả sẽ cho bạn một cái nhìn bao quát đầy đủ về toàn bộ quá trình sáng tác. Khi đánh giá, có thể hướng về các nội dung: · Các giai đoạn sáng tác, thể loại sáng tác chính và các tác phẩm tiêu biểu cho từng giai đoạn, từng thể loại. · Chủ đề nổi bật được đề cập trong tác phẩm · Những vấn đề trọng tâm được đặt ra trong các tác phẩm, cách giải quyết của tác giả đối với từng vấn đề. · Những điểm nổi bật về nghệ thuật trong cac tác phẩm · Vị trí của các tác phẩm trong nền văn học. c. Đọc và ghi chép những nghiên cứu, nhận định về tác giả Khi đọc các bài viết về tác giả, có thể ghi lại những nhận định, đánh giá đã có theo từng vấn đề: + Cuộc đời và sự nghiệp + Các chặng đường sáng tác và những yếu tố chi phối + quan điểm khuynh hướng sáng tác giá trị tác phẩm + Phong cách nghệ thuật của tác giả + Vị trí của tác giả trong nền văn học dân tộc. d. Tổng hợp các nội dung đã đọc và ghi chép
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Xây dựng kế hoạch đọc – tìm hểu về một tác giả ( tự chọn) có tác phẩm được học trong chương trình, sách giáo khoa môn ngữ văn ( từ lớp 6-11)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Bước 4: Đánh giá, kết luận
Gợi ý:
Sau đây sẽ là ví dụ triển khai tiến trình đọc về tác giả Nguyễn Huy thiệp và hướng chọn lọc tập trung vào mảng truyện ngắn về đề tài nông thôn.
Tóm tắt về tiểu sử tác giả Nguyễn Huy Thiệp
Năm |
Sự kiện |
1950 |
Sinh ra tại tỉnh Thái Nguyên, quê gốc ở Hà Nội |
1960 |
Gia đình chuyển về Hà Nội định cư ở xã Khương Đình, huyện Thanh Trì ( nay là phường Khương Đình – quận Thanh Xuân), Hà Nội |
1970 |
Tốt nghiệp khoa sử, trường ĐHSP Hà Nội, sau đó dạy học ở Sơn La |
1986 |
Được biết đến với một số truyện in trên tuần báo Văn nghệ ( muối của rừng, Nàng Sinh, Cô Mỵ. Vết trượt) |
1987 |
Tác phẩm Tướng về hưu xác lập vị trí và tên tuổi của Nguyễn Huy Thiệp trên văn đàn văn học Việt Nam đương đại |
1985 -2000 |
Một loạt truyện ngắn tiểu biểu viết về đề tài nông thôn, miền núi, thành thị ra đời ( Chảy đi sông ơi, Những bài học nông thôn, Những ngọn gió Hua Tát,…) |
2006-2008 |
Các giải thưởng: Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội cho tiểu luận văn chương Giăng lưới bắt chim (2006), Huân chương Văn học nghệ thuật Pháp (2007), Giải thưởng Premio Nonini ( I-ta-li-a – Italy, 2008) |
2021 |
Mất tại nhà riêng ở phố Bùi Xương Trạch, quận Thanh Xuân, Hà Nội |
2022 |
Được truy tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật |
Các tác phẩm viết về đề tài nông thôn của Nguyễn Huy Thiệp
Chảy đi sông ơi (1985); Những bìa học nông thôn (1988); Thương nhớ đồng quê (1992); Chăn trâu cắt cỏ (1996); Chú Hoạt tôi (2001)…
Ghi chép về tác phẩm: Ví dụ truyện ngắn Chảy đi sông ơi
+ Chảy đi sông ơi/ băn khoăn làm gì?/ rồi sông đãi hết/ anh hùng còn chi?
+ Con sông tựa như giật mình phút chốc sau đó lại lặng im trôi, giống như một người hiểu biết tất cả nhưng đang mả mê suy nghĩ, chẳng cần mà cũng chẳng thèm biết đến xung quanh….
Nghiên cứu nhận định về tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp
+ Nguyễn Huy Thiệp đã làm một cuộc cách mạng trong tư duy nghệ thuật, những tác phẩm của ông mang lại cho người đọc một came giác vừa thân quen vừa lạ lẫm, vừa truyền thống, vừa hiện đại. Ta có thể vừa đọc, vừa nhận ra một Nguyễn Huy Thiệp cá tính, vừa phóng khoáng trong những truyện ngắn đọc rất tự nhiên của ông ( Trần Quỳnh Nga, Nguyễn Huy Thiệp – một dòng sông chảy mãi đến vô cùng, ngày 22/3/2021)
+ Chị Thắm trong “chảy đi sông ơi” cứu không biết bao nhiêu người chết đuối, khi nghe chú bé trách bọn đánh cá đêm độc ác, chị nói với em: “Đừng trách họ thế … có ai yêu thương họ đâu…”. Đó là tấm lòng bao dung sẵn sàng mở ra thông cảm với mọi người, kể cả những kẻ ác ( Hồ Tấn Nguyên Minh, quan niệm về con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp http://vanhocsaigon.vn , ngày 29/10/2021)
Tổng hợp các nội dung đã đọc về Nguyễn Huy Thiệp
Phiếu đọc về tác giả : Nguyễn Huy Thiệp |
1. Khái quát về tiểu sử và đặc điểm con người của tác giả - Tiểu sử: tóm tắt theo bảng ở tr68 - Đặc điểm con người: từng có nhiều thời gian lưu lạc khắp các vùng quê Bắc Bộ nên rất hiểu về đời sống nông thôn Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc. 2. Những tác phẩm tiêu biểu về đề tài nông thôn Ghi tên năm tác phẩm và tóm tắt nội dung đọc về năm tác phẩm nổi tiếng của tác giả. 3. Những vấn đề nổi bật về đề tài nông thôn được đề cập đến trong các sáng tác: - Làng quê nghèo, xơ xác và số phận những người dân quê chân lấm tay bùn (phụ nữ, trẻ em, trai làng); những con người lam lũ, sống buồn tẻ, nhàm chán, an phận. - Không gian sống của làng quê: thiên nhiên nguyên sơ, thanh bình, môi trường tự nhiên bị hủy hoại - Các giá trị văn hóa của làng quê: đặc trưng văn háo làng xã, sự biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống trong xã hội nhiều biến động 4. Phân tích một số vấn đề nổi bật trong sáng tác về đề tài nông thôn Chọn một đến hai vấn đề nêu trên mục 3 để phân tích minh họa bằng một số tác phẩm đã đọc. 5. Đánh giá chung về những giá trị đặc sắc trong sáng tác về đề tài nông thôn Qua những trang viết về nông thôn, Nguyễn Huy thiệp đã thể hiện một số nét đặc sắc trong cảm hứng và nghệ thuật như: + Xót thương và trăn trở về một nông thôn đang dần thay đổi, đặc biệt là sự phai nhạt dần các đặc trưng văn hóa làng xã. + Khẳng định những giá trị vật chất và tinh thần của nông thôn Việt Nam vẫn luôn tiềm ẩn bền vững + Tái hiện bức tranh nông thôn vừa gần gũi chân thực vừa ma mị, ám ảnh, xây dựng được những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng. 6. Ý nghĩa các sáng tác đề tài nông thôn của tác giả trong bối cảnh hiện nay KHẳng định vẻ đẹp và những giá trị vĩnh hằng của nông thôn Việt Nam. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề ngữ văn 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập ngữ văn 11 Kết nối Chuyên đề 3 Phần 1: Đọc về một, soạn giáo án chuyên đề ngữ văn kết nối Chuyên đề 3 Phần 1: Đọc về một