Tải giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 16: Áp suất

Tải bài giảng điện tử powerpoint Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 16: Áp suất. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

THÂN MẾN CHÀO CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG

Khi láng sân xi măng, vữa trên sân chưa khô hẳn, nếu đi trực tiếp trên đó thì sẽ để lại các vết chân lún sâu. Để tránh hỏng mặt sân, người ta thường đặt những tấm ván trên mặt sân để đi trên đó. Vì sao người ta lại làm như vậy?

VÍ DỤ

Có hai chiếc ba lô đựng cùng các đồ dùng như nhau, nhưng một chiếc quai đeo mảnh, một chiếc quai đeo to bản. Trong trường hợp nào đeo ba lô thấy dễ chịu hơn? Vì sao?

Có một khối gạch (hoặc gỗ) đặt lên một miếng bọt xốp theo các cách khác nhau. Vì sao độ lún của miếng xốp trong hai trường hợp lại khác nhau?

BÀI 16: ÁP SUẤT

NỘI DUNG BÀI HỌC

Áp lực

Áp suất

Tăng giảm áp suất

  1. ÁP LỰC

Thảo luận nhóm

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Tìm hiểu khái niệm áp lực

Lớp:

Tên thành viên:

  1. Đọc tài liệu và trả lời các câu hỏi:

- Áp lực là gì?

- Làm thế nào nhận ra được đâu là áp lực?

  1. Trong số các lực cho dưới đây, lực nào là áp lực? Vì sao?
  2. a) Lực tương tác của hai nam châm
  3. b) Lực của tay tác dụng lên lò xo
  4. c) Lực tác dụng của thùng hàng lên mặt sàn
  5. Hãy lấy ví dụ về áp lực trong thực tế (Câu hỏi 1 SGK – tr82)

Trả lời phiếu học tập số 1

Câu 1: Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. nhận ra được hai yếu tố của áp lực (có diện tích bị ép và có lực tác dụng theo phương vuông góc với diện tích bị ép).

Câu 2: Trong ba trường hợp đã cho, chỉ có trường hợp c, lực có phương vuông góc với diện tích bị ép (mặt sàn) là áp lực.

Câu 3: Lực của búa tác dụng vuông góc với mũ đinh, lực tác dụng của cuốn sách đặt trên bàn, xe ô tô di chuyển trên đường tạo một áp lực lên mặt đường, lực của đoàn tàu tác dụng lên đường ray,…

Câu hỏi 2 (SGK – tr82)

Ở hình 16.1, lực nào sau đây không phải là áp lực? Vì sao?

  1. a) Lực do người tác dụng lên xe kéo.
  2. b) Lực do xe kéo tác dụng lên mặt đất.
  3. c) Lực do các thùng hàng tác dụng lên xe kéo.

Trả lời

Lực do người tác dụng lên xe kéo: không có diện tích bị ép.

Lực do xe kéo tác dụng lên mặt đất: diện tích bị ép là mặt đất và lực do xe tác dụng lên mặt đất có phương vuông góc với mặt đất. Do vậy, lực này là áp lực.

Lực do các thùng hàng tác dụng lên xe kéo: diện tích bị ép là sàn xe và lực do thùng hàng tác dụng lên xe kéo có phương vuông góc với sàn xe. Do vậy, lực này là áp lực.

KẾT LUẬN

  • Khi đứng, chân ta tác dụng lên mặt đất một lực ép theo phương vuông góc với mặt đất. Do có trọng lượng nên các vật như tủ, bàn ghế,… tác dụng lực ép lên sàn, có phương vuông góc với mặt sàn. Các lực ép đó được gọi là áp lực.
  • Áp lực là lực có phương vuông góc với mặt bị ép.
  1. ÁP SUẤT

Thảo luận nhóm

Hãy dự đoán xem tác dụng của áp lực phụ thuộc vào các yếu tố nào.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy

Lớp:

Tên thành viên:

  1. Hãy kể tên các dụng cụ thí nghiệm được trình bày trong hình 16.2 trang 83 SGK, đồng thời nêu cách tiến hành thí nghiệm.
  2. Hãy tiến hành thí nghiệm, so sánh độ lún trong mỗi trường hợp và rút ra kết luận về sự thay đổi độ lún dây ra bởi áp lực của khối kim loại trên mặt cát khi:
  3. a) Với cùng một áp lực, diện tích bị ép giảm.
  4. b) Với diện tích bị ép không đổi, tăng áp lực.
  5. Tác dụng của áp lực lên một đơn vị diện tích bị ép được xác định bằng biểu thức nào?

THÍ NGHIỆM

Dụng cụ

các khối kim loại hình hộp chữ nhật giống nhau, chậu cát mịn.

Tiến hành

Bước 1: Đặt khối kim loại lên mặt cát và đo độ lún của cát ở mỗi trường hợp sau:

  1. Một khối kim loại nằm ngang.
  2. Một khối kim loại thẳng đứng.
  3. Hai khối kim loại chồng lên nhau.

Bước 2: So sánh độ lún trong mỗi trường hợp và rút ra kết luận về sự thay đổi độ lún gây ra bởi áp lực của khối kim loại trên mặt cát khi:

Với cùng một áp lực, giảm diện tích bị ép (Hình 16.2a,b).

Với cùng một điện tích bị ép, tăng áp lực (Hình 16.2a,c).

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

Nêu đơn vị của áp suất từ công thức định nghĩa.

Kể tên một số đơn vị áp suất thông dụng.

Câu hỏi 3 (SGK – tr83)

So sánh áp suất do khối kim loại tác dụng lên cát trong trường hợp ở Hình 16.2a với 16.2b và 16.2c.

Áp suất do khối kim loại tác dụng lên cát trong trường hợp ở hình 16.2a nhỏ hơn ở hình 16.2b.

Áp suất do khối kim loại tác dụng lên cát trong trường hợp ở hình 16.2a nhỏ hơn ở hình 16.2c.

KẾT LUẬN

  • Thí nghiệm cho thấy độ lún của cát không chỉ phụ thuộc vào độ lớn của áp lực mà còn phụ thuộc vào diện tích mặt bị ép. Cùng một áp lực, diện tích mặt bị ép càng nhỏ thì độ lún của cát càng lớn. Với cùng một diện tích mặt bị ép, áp lực càng lớn thì độ lún của cát càng lớn.
  • Áp suất được tính bằng áp lực tác dụng lên một đơn vị diện tích mặt bị ép, áp suất = áp lực/diện tích mặt bị ép.
  • Nếu kí hiệu p là áp suất, F là áp lực, S là diện tích mặt bị ép, ta có: .
  • Đơn vị của áp suất là paxcan, kí hiệu là Pa (1 Pa = 1 N/m2).
  • Một số đơn vị đo áp suất khác thường dùng: bar, atm, mmHg,…
  • Để đo áp suất, người ta dùng áp kế.

III. TĂNG GIẢM ÁP SUẤT

 

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 16: Áp suất

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Bài giảng điện tử KHTN 8 cánh diều, giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 16: Áp suất, giáo án powerpoint KHTN 8 cánh diều Bài 16: Áp suất

Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay