Tải giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Tải bài giảng điện tử powerpoint Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

THÂN MẾN CHÀO CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI

Vận động viên nâng được mức tạ lên đến hàng trăm kilôgam là nhờ những cơ quan nào?

Em hãy nâng một vừa sức rồi chỉ ra sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tham gia thực hiện động tác đó.

Vậy hệ vận động có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng của chúng? Tại sao chúng ta phải thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao? Điều gì sẽ xảy ra khi một trong các cơ quan trong hệ vận động bị tổn thương?

BÀI 28 HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI.

NỘI DUNG BÀI HỌC

Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ vận động

Sự phối hợp hoạt động của cơ – xương – khớp

Bảo vệ hệ vận động

Thực hành sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương

01 SỰ PHÙ HỢP GIỮA CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ VẬN ĐỘNG

KĨ THUẬT MẢNH GHÉP

Vòng 1

Hình thành nhóm chuyên gia

  • Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về xương.
  • Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về khớp.
  • Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về cơ vân.

Vòng 2

Hình thành nhóm mảnh ghép

  • GV ghép (nhóm 1, nhóm 3, nhóm 5) và (nhóm 2, nhóm 4, nhóm 6) để chia sẻ thông tin, cùng thảo luận hoàn thành Phiếu học tập và trả lời câu hỏi

KĨ THUẬT MẢNH GHÉP

Vòng 2

PHIẾU HỌC TẬP

Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ vận động

Đọc thông tin, quan sát các hình 28.2 – 28.5 trang 131 – 133 SGK và hoàn thành bảng sau:

Cơ quan

Chức năng

Đặc điểm, cấu tạo

Xương

 

 

Khớp

 

 

Cơ vân

 

 

Nhóm mảnh ghép

Các nhóm mảnh ghép mới thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

  • Các xương liên kết với nhau bằng cách nào? Các cơ liên kết với xương bằng cách nào?
  • Vì sao người nhiều tuổi khi bị gãy xương dù được bó bột vẫn lâu lành?
  • Tại sao xương cứng, chịu tải tốt nhưng vẫn mềm dẻo và nhẹ?

Đáp án Phiếu học tập

Cơ quan

Chức năng

Đặc điểm, cấu tạo

Xương

- Vận động, nâng đỡ cơ thể.

- Bảo vệ các nội quan.

- Sinh ra các tế bào máu.

- Dự trữ và cân bằng các chất khoáng.

Cấu tạo gồm:

- Chất hữu cơ: protein (chủ yếu là collagen), lipid, saccharide.

- Chất vô cơ: muối calcium, muối phosphate.

- Nước.

Khớp

- Kết nối các xương với nhau

- Hỗ trợ cho các chuyển động

- Khớp bất động: gồm các mô liên kết sợi.

- Khớp động (khớp hoạt dịch): sụn khớp, bao khớp, dây chằng.

- Khớp bán động: đệm sụn.

Cơ vân

Vận động, dự trữ và sinh nhiệt.

Cơ bám vào xương:

- Gồm các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ.

- Gân → Bắp cơ → Bó sợi cơ → Sợi cơ → Tơ cơ.

Trả lời câu hỏi thảo luận

  • Gân và dây chằng được cấu tạo từ các sợi collagen giúp kết nối các cơ quan trong hệ vận động:
    • Gân giúp kết nối cơ – xương, kết nối các cơ với nhau và có chức năng truyền lực.
    • Dây chằng bao quanh các khớp → cố định và bảo vệ khớp, kết nối các xương với nhau.

Cơ vân

Xương

Khớp

Xương liên tục thay đổi, lớp xương cũ mất đi, lớp xương mới được hình thành. Tuy nhiên, khi chúng ta già đi, quá trình tạo xương giảm dần, xường bị mất khoáng chất gây loãng xương.

  • Xương được cấu tạo gồm nước, chất hữu cơ và chất vô cơ.
    • Chất hữu cơ: protein (chủ yếu là collagen), lipid, saccharide → đảm bảo tính đàn hồi cho xương.
    • Chất vô cơ chủ yếu mà muối calcium, muỗi phosphate → đảm bảo tính rắn chắc.

Luyện tập 1 (SGK – tr132)

Thành phần hoá học của xương động vật cũng tương tự xương người. Tiến hành thí nghiệm với ba chiếc xương đùi ếch như sau:

  • Xương 1: để nguyên.
  • Xương 2: ngâm trong dung dịch HCl 10% khoảng 15 phút.
  • Xương 3: đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi không còn thấy khói bay lên.

Sau khi tiến hành thí nghiệm với mỗi xương, tiếp tục uốn cong các xương, bóp nhẹ đầu các xương và quan sát hiện tượng. Kết quả thí nghiệm thể hiện ở bảng 28.1.

Bảng 28.1. Kết quả thí nghiệm

Hiện tượng

Xương 1

Xương 2

Xương 3

Có thể uốn cong xương

Không

Không

Xương vỡ vụ khi bóp nhẹ vào đầu xương

Không

Không

Vận dụng kiến thức về phản ứng của acid, phản ứng cháy và thành phần hoá học của xương, giải thích kết quả thí nghiệm.

Trả lời

  • Sau khi bỏ vào HCl thì xương mềm, có thể uốn cong do trong xương chỉ còn lại chất hữu cơ.
  • Bóp phần đã đốt ta thấy xương bở ra vì trong xương chỉ còn lại các chất vô cơ.

→ Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ và chất vô cơ.

Kết luận:

Xương, khớp, cơ có cấu tạo phù hợp với chức năng mà chúng đảm nhiệm

02 SỰ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ – XƯƠNG – KHỚP

 

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Bài giảng điện tử KHTN 8 cánh diều, giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người, giáo án powerpoint KHTN 8 cánh diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay