Tải giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 2: Phản ứng hoá học và năng lượng của phản ứng hoá học

Tải bài giảng điện tử powerpoint Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 2: Phản ứng hoá học và năng lượng của phản ứng hoá học. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI

KHỞI ĐỘNG

Đố các em biết nước được tạo ra từ nguyên tử của các nguyên tố hóa học nào? Nước có thể được tạo thành như thế nào?

BÀI 2. PHẢN ỨNG HOÁ HỌC VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA PHẢN ỨNG HOÁ HỌC

NỘI DUNG BÀI HỌC

Phản ứng hoá học là gì?

Diễn biến của phản ứng hoá học

Dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra

Phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt

  1. Phản ứng hoá học là gì?

HOẠT ĐỘNG NHÓM: Đọc thông tin, quan sát hình 2.1 (SGK tr.16), thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 1

  1. Mô tả hiện tượng thí nghiệm khi đốt cháy khí H2 ở ngoài không khí và khi đưa vào bình chứa khí O2.
  2. Hiện tượng nào chứng tỏ có chất mới tạo thành?
  3. Chất tham gia phản ứng là chất nào? Chất tạo thành sau phản ứng là chất nào?
  4. Phản ứng hóa học là gì?
  5. Quan sát hình 2.1, cho biết có những quá trình biến đổi hoá học nào xảy ra?

Đốt cháy khí hydrogen trong không khí: tạo ra ngọn lửa màu xanh.

Đưa vào bình chứa khí O2: hydrogen cháy mạnh hơn, sáng hơn.

Hiện tượng trên thành bình xuất hiện những giọt nước nhỏ chứng tỏ có chất mới tạo thành.

Chất tham gia phản ứng

Chất tạo thành

Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.

Hình 2.1 cho thấy 2 quá trình biến đổi hóa học và 2 phản ứng hóa học đồng thời được diễn ra:

  • (1) Zn tác dụng với dung dịch hydrochloric acid tạo thành khí H2
  • (2) Khí H2 tác dụng với khí O2 tạo thành nước

Kết luận

  • Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác được gọi là phản ứng hóa học.
  • Chất hoặc các chất ban đầu tham gia phản ứng hóa học được gọi là chất hoặc các chất phản ứng.
  • Chất hoặc các chất mới tạo thành được gọi là chất hoặc các chất sản phẩm.
  1. I Diễn biến của phản ứng hoá học

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Quan sát hình 2.2, thảo luận và trả lời câu hỏi (SGK tr.17):

  1. Trước phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau?
  2. Sau phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau?
  3. So sánh số nguyên tử H và số nguyên tử O trước và sau phản ứng.

Trước phản ứng: phân tử O2 gồm 2 nguyên tử O liên kết với nhau, phân tử H2 gồm 2 nguyên tử H liên kết với nhau

Sau phản ứng, nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử H tạo thành phân tử H2O

Số nguyên tử H và số nguyên tử O trước và sau phản ứng không thay đổi.

Câu hỏi mở rộng

Các biến đổi hóa học xảy ra như thế nào trong phản ứng hóa học?

Các biến đổi hóa học xảy ra khi có sự phá vỡ liên kết trong các chất phản ứng và sự hình thành các liên kết mới để tạo ra các chất sản phẩm.

Mô tả cụ thể phản ứng khí H2 cháy trong khí O2?

Các liên kết trong phân tử H2 và O2 bị phá vỡ

Các liên kết mới giữa 1 nguyên tử O và 2 nguyên tử H được hình thành

Kết luận: Trong phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác, kết quả là chất này biến đổi thành chất khác.

III. Dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra

THÍ NGHIỆM 1

Chuẩn bị

  • Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp ống nghiệm, thìa thủy tinh
  • Hóa chất: đường ăn
  • Cho khoảng 1 – 2 thìa thủy tinh đường ăn vào ống nghiệm, sau đó đun trên ngọn lửa đèn cồn (hình 2.5)

Mô tả trạng thái (thể, màu sắc,...) của đường trước và sau khi đun?

Nêu dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra?

THÍ NGHIỆM 1

Hiện tượng:

  • Trước phản ứng: đường ở thể rắn, màu trắng.
  • Sau phản ứng: đường ở thể lỏng, màu nâu đen.

Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra: có sự thay đổi về thể và màu sắc của đường.

Chỉ ra sự khác biệt về tính chất của nước với hydrogen và oxygen mà em biết?

Trong phản ứng giữa khí hydrogen với khí oxygen, nước tạo ra không còn tính chất của hydrogen với oxygen nữa (nước ở thể lỏng, không cháy được,...).

Quan sát các hình 2.4, 2.6 trang 18 - 19 và đọc thông tin SGK, cho biết dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra?

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 2: Phản ứng hoá học và năng lượng của phản ứng hoá học

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Bài giảng điện tử KHTN 8 cánh diều, giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 2: Phản ứng hoá học và năng, giáo án powerpoint KHTN 8 cánh diều Bài 2: Phản ứng hoá học và năng

Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay