Ôn tập kiến thức Công nghệ chăn nuôi 10 KNTT bài 3: Giới thiệu về đất trồng

Ôn tập kiến thức công nghệ (chăn nuôi) 10 kết nối tri thức bài 3: Giới thiệu về đất trồng. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

BÀI 3: GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT TRỒNG

1. TÌM HIỂU VỀ KHÁI NIỆM ĐẤT TRỒNG

- Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống, phát triển và sản xuất ra sản phẩm.

- Đất trồng được hình thành từ đá mẹ, dưới tác động của các yếu tố khí hậu, địa hình, sinh vật, thời gian và con người. 

- Một số loại đất trồng phổ biến ở Việt Nam: đất phù sa, đất thịt đen, đất đỏ bazan, đất đá ong, đất thịt pha cát, đất sét, đất cát, đất thịt. 

- Sỏi và đá không phải là đất trồng vì: trên đó thực vật có thể sinh sống, phát triển và sản xuất ra sản phẩm.

2. TÌM HIỂU CÁC THÀNH PHẦN VÀ VAI TRÒ CƠ BẢN CỦA ĐẤT TRỒNG

Các thành phần và vai trò cơ bản của đất trồng:

- Phần lỏng (dung dịch đất): 

+ Có thành phần chủ yếu là nước. Nước trong đất cung cấp nước cho cây, duy trì độ ẩm đất, là môi trường hòa tan các chất dinh dưỡng để cung cấp cho đất trồng. 

+ Nguồn nước trong đất trồng gồm nước mưa, nước tưới. 

- Phần rắn: là thành phần chủ yếu của đất trồng, bao gồm chất vô cơ và hữu cơ.

+ Chất vô cơ do đá mẹ phá hủy tạo thành, chiếm khoảng 95%, trong đó có chứa các chất dinh dưỡng như đạm, lâm, kali.

+ Chất hữu cơ do sự phân hủy của xác sinh vật chuyển hóa tạo thành, chiếm khoảng dưới 5%.

+ Phần rắn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và giúp cây trồng đứng vững.

- Phần khí:

+ Là không khí trong các khe hở của đất, chủ yếu gồm khí oxygen, nitrogen, carbon dioxide, hơi nước và một số loại khí khác. 

+ Khí trong đất có vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp của hệ rễ cây trồng và hoạt động của vi sinh vật. 

- Sinh vật đất: 

+ Gồm côn trùng, giun, động vật nguyên sinh, các loại tảo và các vi sinh vật.

+ Sinh vật đất có vai trò cải tạo đất; phân giải tàn dư thực vật, động vật; phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

3. TÌM HIỂU KEO ĐẤT VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT

3.1 KEO ĐẤT

a. Khái niệm

- Keo đất là những hạt đất có kích thước dao động trong khoảng 1 µm, không hòa tan mà ở trạng thái lơ lửng trong nước (trạng thái huyền phù). 

- Keo đất có vai trò quyết định khả năng hấp phụ và nhiều tính chất vật lí, hóa học khác của đất. 

b. Cấu tạo

- Keo đất gồm nhân keo (nằm trong cùng) và lớp điện kép (nằm trên bề mặt của nhân keo).

- Lớp điện kép gồm tầng ion quyết định điện nằm sát nhân keo, có vai trò quyết định keo đất là keo âm hay keo dương. 

- Lớp điện bù gồm tầng ion không di chuyển và ion ở tầng khuếch tán; ion của tầng khuếch tán có khả năng trao đổi với các ion của dung dịch đất, đây là cơ sở cho sự trao đổi chất dinh dưỡng giữa đất và cây trồng.

3.2 MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG

a. Thành phần cơ giới của đất

- Phần vô cơ của đất bao gồm các cấp hạt có đường kính khác nhau. 

+ Hạt cát có đường kính lớn nhất, từ 0.02mm đến 2mm.

+ Limon có đường kính trung bình, từ 0.002mm đến 0.02mm.

+ Sét có đường kính nhỏ nhất, dưới 0.002mm. 

  • Tỉ lệ của các hạt cát, limon, sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất. 

  • Đất chứa nhiều hạt có kích thước nhỏ thì càng nhiều chất mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.

- Căn cứ vào thành phần cơ giới của đất, đất được chia làm 3 loại chính: đất cát, đất thịt, đất sét. 

b. Phản ứng của dung dịch đất

- Phản ứng chua của đất

+ Do nồng độ H+ trong dung dịch đất lớn hơn nồng độ OH-, đất chua có pH dưới 6,6

+ Đất chua sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho cây trồng, sự duy trì cần bằng hàm lượng chất hữu cơ và chất vô cơ ở trong đất. 

- Phản ứng kiềm của đất

+ Do nồng độ OH- trong dung dịch đất lớn hơn nồng độ H+, đất kiềm có pH trên 7,5. 

+ Đất trồng có tính kiềm làm tính chất vật lí của đất bị xấu; mùn trong đất dễ bị rửa trôi; chế độ nước, không khí trong đất không điều hòa, không phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cây trồng. 

- Phản ứng trung tính của đất

+ Do nồng độ H+ và OH- trong dung dịch đất cân bằng nhau. Đất trung tính có pH từ 6,6 đến 7,5.

+ Đất trồng có phản ứng trung tính tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và hệ sinh vật trong đất.

Tìm kiếm google: Ôn tập Công nghệ chăn nuôi 10 KNTT bài 3: Giới thiệu về đất trồng, ôn tập công nghệ 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm công nghệ chăn nuôi 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải công nghệ 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com