Ôn tập kiến thức Công nghệ thiết kế 10 KNTT bài 6: Cách mạng công nghiệp

Ôn tập kiến thức công nghệ (thiết kế) 10 kết nối tri thức bài 6: Cách mạng công nghiệp. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

BÀI 6: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

I. KHÁI QUÁT VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

- Cách mạng công nghiệp diễn ra khi có sự đột phá về công nghệ. Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất khi ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào cuộc sống, mang lại sự thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội. 

- Cho tới nay, lịch sử loài người đã chứng kiến 4 cuộc cách mạng công nghiệp với các đặc trưng: động cơ hơi nước và cơ giới hoá; năng lượng điện và sản xuất hàng loạt; công nghệ thông tin và tự động hoá; công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.

II. CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

1. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ NHẤT

- Bối cảnh ra đời: Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu từ cuối thế kỉ XVIII, bắt đầu từ nước Anh, sau đó lan rộng ra châu Âu, Hoa Kì và các nước trên toàn thế giới. 

- Có nhiều thành tựu, sáng chế đã ra đời trong giai đoạn này. Nổi bật là máy hơi nước của James Watt, máy dệt vải của linh mục Edmund Cartwight, luyện thép của Herry Cart. 

- Vai trò, đặc điểm của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:

+ Đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là năng lượng hơi nước và cơ giới hoa, thúc đẩy quá trình đô thị hoa và phát triển công nghiệp.

+ Những sự thay đổi trên của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã giúp sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động. tạo ra bứt phá trong công nghiệp, nông nghiệp, giúp nền kinh tế của các nước đi lên.

2. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ HAI

- Bối cảnh ra đời: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu từ cuối thế kỉ XIX, gắn liền với sự phát triển của các cường quốc công nghiệp như Anh, Đức và Hoa Kỳ. Trong giai đoạn này. Thomas Edison khai trương nhà máy điện đầu tiên trên thế giới (năm 1882). Sự xuất hiện của điện năng đã tạo điều kiện cho sự ra đời của hàng loạt các sáng chế như bóng đèn, điện thoại, tủ lạnh, máy giặt, ... Bên cạnh sự ra đời của điện năng và các sản phẩm sử dụng điện, lĩnh vực động cơ và ô tô cũng phát triển mạnh mẽ. 

- Vai trò và đặc điểm:

+ Đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ hai là năng lượng điện và dây chuyền sản xuất hàng loạt quy mô lớn. 

+ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã mở đầu kỉ nguyên điện khi hoá, tạo đà phát triển cho các ngành công nghiệp khác như luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu, công nghiệp quân sự, giao thông vận tải, công nghiệp hoá chất. Nhiều lĩnh vực, ngành nghề mới ra đời.

3. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ BA

- Bối cảnh ra đời và những thành tựu về công nghệ: Cách mạng công nghiệp lần thứ ba ra đời vào những năm 70 của thế kỉ XX, khởi đầu từ nước Mỹ. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba có hai phát minh rất quan trọng là máy tính xách tay năm 1970 và mạng internet vào những năm 90 của thế kỉ XX. 

- Vai trò và đặc điểm:

+ Đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ ba là công nghệ thông tin và tự động hoá. Sự ra đời của máy tính và tự động hoá sản xuất đã làm giảm giá thành, nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm.

+ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba xoá nhoà mọi ranh giới giữa các nhà máy, vùng miền, quốc gia, khu vực và mang lại sự kết nối thông tin toàn cầu, tạo ra bước nhảy vọt về năng suất lao động, về quy mô và tốc độ phát triển sản xuất, làm biến đổi mạnh mẽ đời sống con người và xã hội. Nhiều ngành công nghiệp truyền thống bị mất đi, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời. Lực lượng lao động đứng trước thách thức bị thay thế bởi robot công nghiệp.

4. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

- Bối cảnh ra đời và những thành tựu về công nghệ

+ Năm 2011, thuật ngữ Công nghiệp 4.0 lần đầu tiên được sử dụng tại Đức. Tới năm 2016, Diễn đàn kinh tế thế giới với chủ đề "Làm chủ cách mạng công nghiệp lần thứ tư", chính thức đánh dấu tự khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

+ Nền tảng công nghệ chủ yếu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự tích hợp công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ ba với các công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big data), điện toán đám mây (Cloud Computing), Intemet vạn vật (loT); in 3D, trí tuệ nhân tạo (AI).

- Vai trò và đặc điểm:

+ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có đặc trưng cơ bản là công nghệ số, tính kết nối và trí thông minh nhân tạo.

+ Tác động mạnh mà tới mọi mặt của đời sống xã hội, thay đổi cách thức sống, làm việc, sản xuất và di chuyển của con người, xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh mới, thay đổi mạnh mẽ quán trị xã hội với việc hình thành chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Tìm kiếm google: Ôn tập Công nghệ thiết kế 10 KNTT bài 6: Cách mạng công nghiệp, ôn tập công nghệ 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm công nghệ thiết kế 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải công nghệ 10 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net