Ôn tập kiến thức Công nghệ trồng trọt 10 KNTT bài 26: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt

Ôn tập kiến thức công nghệ (trồng trọt) 10 kết nối tri thức bài 26: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

BÀI 26: SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG

TRỒNG TRỌT 

1. KHÁI NIỆM VÀ ẢNH HƯỞNG (TÁC HẠI) CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT

- Ô nhiễm môi trường trong trồng trọt là sự thay đổi các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường (đất, nước, không khí) theo chiều hướng xấu, vượt ngưỡng cho phép. Sự ô nhiễm này gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và hệ sinh thái.

- Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường:

+ Các chất độc hại trong thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học tồn dư trong đất trồng, nước tươi sẽ làm ức chế quá trình sinh trưởng và giảm năng suất cây trồng, gây tồn dư chất độc hại trong nông sản làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và vật nuôi. 

+ Các hoạt động trồng trọt gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước sẽ làm ảnh hưởng đến hệ sinh vật sống trong đất, nước (cá, tôm, sinh vật đất,....). Nếu bị ô nhiễm nặng có thể làm cho các sinh vật này bị chết t dẫn đến làm mất cân bằng sinh thái và gây ra hiện tượng ô nhiễm thứ cấp.

+ Hoạt động đốt các phần thừa của cây trồng (rơm, rạ, thân ngô, là mia,...) trên đồng ruộng sinh ra khỏi, bụi làm ô nhiễm môi trường không khi, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và vật nuôi.

2. NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRỒNG TRỌT

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách (sử dụng dư thừa, không đúng thời điểm, súc rửa dụng cụ không đúng nơi quy định,...), thuốc bảo vệ thực vật và phân bón (đặc biệt là phân bón hoá học) sẽ thẩm vào đất, ngắm xuống mạch nước ngầm hoặc chảy ra ao, hồ, gây ô nhiễm đất và nguồn nước.

- Chất thải trồng trọt (xác cây trồng, rơm, rạ, bao bì đựng phân bón, chai. lọ dụng thuốc bảo vệ thực vật,...) nếu không được thu gom, xử lí đúng quy định sẽ gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT

- Khi sử dụng phân bón hoá học hay thuốc bảo vệ thực vật cần đảm bảo các nguyên tắc: đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp. 

- Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và sử dụng thiên địch thay thế dần thuốc hoá học cũng là biện pháp để bảo vệ môi trường và là một trong những tiền đề quan trọng để phát triển tấn bụi Pl nền nông nghiệp bền vững.

- Chất thải trồng trọt không được đốt bừa bãi, cần thu gom và có biện pháp xử lí phù hợp, vừa bảo vệ môi trường, vừa tạo ra các sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

 
Tìm kiếm google: Ôn tập Công nghệ trồng trọt 10 KNTT bài 26: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt, ôn tập công nghệ 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải công nghệ 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com