Ôn tập kiến thức Công nghệ trồng trọt 10 KNTT bài 21: Chế biến sản phẩm trồng trọt

Ôn tập kiến thức công nghệ (trồng trọt) 10 kết nối tri thức bài 21: Chế biến sản phẩm trồng trọt . Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

BÀI 21: CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT

I. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT

- Chế biến sản phẩm trồng trọt là quá trình công nghệ biến đổi sản phẩm trồng trọt thành thực phẩm hoặc các dạng sản phẩm khác, phù hợp với mục đích sử dụng và thị hiếu của người tiêu dùng. 

- Mục đích:

  • Duy trì, nâng cao chất lượng, làm tăng giá trị cho sản phẩm trồng trọt. 
  • Tạo ra các sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Tăng thời gian sử dụng của các sản phẩm trồng trọt và thuận lợi cho công tác bảo quản. 
  • Nâng cao thu nhập cho người trồng trọt và phục vụ cho xuất khẩu.

II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THÔNG THƯỜNG

1. SẤY KHÔ

Sau thu hoạch, một số loại rau, củ, quả... được chế biến bằng cách sắy khô tại lò sấy. Cách chế biến này đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao như mit sảy, chuỗi sảy, khoai lang sảy.... 

2. NGHIỀN BỘT MỊN HAY TINH BỘT

Một số loại củ, hạt được nghiền thành bột mịn và làm tinh bột theo quy trinh nhất định, như:  tinh bột nghệ, tinh bột sắn, tinh bột gạo.....

3. MUỐI CHUA

Nhiều loại sản phẩm trồng trọt (rau, củ, quả) thường được muối chua nhờ hoạt động lên men của vi sinh vật. Mục đích của muối chua giúp cho sản phẩm giữ được lâu hơn, hương vị ngon hơn.

III. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT

1. CÔNG NGHỆ SẤY LẠNH

- Sấy lạnh  là phương pháp sây bằng tác nhân không khi rất khôn ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy thông thường. Dải nhiệt độ sấy từ 10 °C đến 65 °C, độ ẩm không khí dưới 10%.

- Phương pháp sấy lạnh thường được ứng dụng đề chế biến sản phẩm trồng trọt, đặc biệt là các sản hoa quả. 

- Ưu điểm:

+ Sản phẩm vẫn giữ được nguyên màu sắc và mùi vị, thành phần dinh dưỡng thất thoát không đáng kể. 

+ Giữ nguyên được hình dạng của sản phẩm. 

+ Sản phẩm bảo quản được trong thời gian dài, ít chịu tác động bởi điều kiện bên ngoài.

- Nhược điểm: 

+ Chi phí đầu tư lớn.

+ Phạm vi ứng dụng hẹp, chỉ phù hợp với số ít sản phẩm trồng trọt.

2. CÔNG NGHỆ XỬ LÍ BẰNG ÁP SUẤT CAO

- Công nghệ xử lí bằng áp suất cao là phương pháp chế biến sử dụng nước tính khiết ở áp suất cao và nhiệt độ khoảng từ 4 °C – 10 °C nhằm làm bất hoạt các loại vi khuẩn, virus, nấm trong sản phẩm trồng trọt; từ đó làm tăng tính năng an toàn, kéo dài thời hạn sử dụng và giữ nguyên hương vị cũng như giá trị dinh dưỡng của sản phẩm trồng trọt mà không cần các chất phụ gia, chất bảo quản hay các hoá chất.

- Ưu điểm:

+ Bảo vệ sản phẩm trồng trọt tốt hơn, không cần phải sử dụng thêm các hoá chất bảo quản.

+ Giữ được các loại vitamin, giá trị dinh dưỡng và cấu trúc sản phẩm. Giữ được độ tươi của sản phẩm, đặc biệt là hương vị.

+ Có thể làm biến đổi cấu trúc protein và làm keo hoá tinh bột, do đó giúp tiêu hoả dễ dàng hơn. 

+ Kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm trồng trọt

+ Tiêu thụ ít năng lượng. 

+ Tác động của áp suất đồng đều đến toàn bộ sản phẩm.

- Nhược điểm:

+ Chi phí rất cao và sản phẩm sau xử lí vẫn cần phải giữ lạnh. 

+ Hiệu quả không cao đối với các sản phẩm rau.

3. CÔNG NGHỆ CHIÊN CHÂN KHÔNG

- Chiên chân không là công nghệ chiến các sản phẩm trồng trọt trong môi trường chân không. 

- Công nghệ chiên có thể sử dụng cho hầu hết trái cây và rau, củ, quả; các sản phẩm mà công nghệ truyền thống không làm được như dứa, dâu tây, dưa chuột.

– Ưu điểm:

+ Tăng giá trị dinh dưỡng của sản phẩm trồng trọt, tăng hàm lượng chất khô và hàm lượng dầu. 

+ Tăng giá trị cảm quan của sản phẩm trồng trọt do sử dụng nhiệt độ thấp, làm tăng độ chắc và giòn, tạo màu đẹp và có mùi thơm đặc trưng, ứng dụng của nó trong chỗ khi chiến.

+ Tăng khả năng bảo quản sản phẩm trồng trọt sau để tìm hiểu thêm về công nghệ chiên chân không và những 

+ Chi phí đầu tư lớn so với các hình thức chế biến khác. biến sản phẩm trồng trọt. 

- Nhược điểm:

+ Chỉ phù hợp với quy mô chế biến lớn.

+ Chỉ phù hợp với quy mô chế biến lớn.

IV. THỰC HÀNH CHẾ BIẾN XIRO TỪ QUẢ

Tiêu chí đánh giá

Kết quả

Người đánh giá

Tốt

Đạt

Không đạt

Các bước tiến hành

 

 

 

 

Kĩ thuật thực hành

 

 

 

 

Kết quả thực hành

 

 

 

 

An toàn lao động và vệ sinh môi trường

 

 

 

 

 

 
Tìm kiếm google: Ôn tập Công nghệ trồng trọt 10 KNTT bài 21: Chế biến sản phẩm trồng trọt , ôn tập công nghệ 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức

Nội dung khác trong bài

Xem thêm các môn học

Giải công nghệ 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com