[toc:ul]
- Bối cảnh lịch sử về kinh tế - xã hội:
+ Kinh tế:
Nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi.
Nhiều năm mất mùa, đói kém.
+ Xã hội:
Vương hầu, quý tộc, địa chủ chiếm giữ nhiều ruộng đất nông dân bị thu hẹp, đời sống bấp bênh, khổ cực.
Nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho các quý tộc, địa chủ giàu có và bị biến thành nô tì.
Mâu thuẫn giữa nông dân nghèo, nô tì và giai cấp thống trị trở nên gay gắt.
Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì nổ ra: khởi nghĩa Ngô Bệ (Hải Dương), khởi nghĩa Phạm Sư Ôn (Hà Nội).
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra thời kì này vì: quý tộc Trần tăng cường bóc lột khiến nhân dân bất bình.
- Bối cảnh lịch sử về chính trị:
+ Vua và tầng lớp quý tộc, quan lại ngày càng ăn chơi, hưởng lạc.
+ Trong triều, ít trung thần; nhiều kẻ gian, cơ hội.
+ Không còn khả năng bảo vệ sự an toàn của đất nước:
Bất lực trước các cuộc tấn công của Chăm–pa.
Bất lực trước yêu sách của nhà Minh (Trung Quốc).
+ Hồ Quý Ly từng bước thâu tóm quyền lực, buộc vua Trần nhường ngôi, lập ra Triều Hồ (năm 1400).
- Nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly: lập ra Triều Hồ (1400 – 1407), đặt tên nước là Đại Ngu (Niềm vui lớn). Triều Hồ chỉ tồn tại 7 năm với hai đời vua Hồ Quý Ly (1400) và Hồ Hán Thương (1400 – 1407).
Lĩnh vực | Nội dung chính |
Kinh tế - xã hội | - Ban hành chính sách hạn điền nhằm hạn chế sự phát triển của chế độ sử hữu lớn về ruộng đất. - Phát hành tiền giấy, cải cách chế độ thuế khóa, thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước. - Quy định số lượng gia nô được sở hữu của mỗi vương hầu, quý tộc, quan lại. |
Quân sự | - Thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường lực lượng quân đội chính quy và phòng thủ ở những nơi hiểm yếu. - Xây dựng thành lũy (Tây Đô – Thanh Hóa, Đa Bang – Hà Nội), chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến,… - Quản lí nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên để tăng cường lực lượng quân đội. |
Văn hóa, giáo dục | - Hạn chế sự phát triển của Phật giáo. - Chấn chỉnh lại chế độ thi cử, mở rộng việc học, đặt học quan đến cấp phủ, châu; tổ chức thi cử để tuyển chọn nhân tài. - Khuyến khích sử dụng chữ Nôm. |
- Kết quả: đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.
+ Chính sách hạn điền, hạn nô làm suy yếu thế lực của tầng lớp quý tộc, tôn thất Triều Trần; tăng thu nhập cho Nhà nước, tăng cường quyền lực của Nhà nước trung ương tập quyền.
+ Cải cách trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục thể hiện tiến bộ xây dựng nền văn hóa, giáo dục mang bản sắc dân tộc.
- Ý nghĩa: bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực của đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm.
- Hạn chế: cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ chưa triệt để, kết quả trong thực tế còn hạn chế