[toc:ul]
1. Thể loại:
- Khái niệm: Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân.
- Các yếu tố của truyện truyền thuyết:
+ Chi tiết là nhũng sự việc nhỏ trong văn bản, tạo nên sự sinh động của tác phẩm.
+ Cốt truyện là một hệ thống sự kiện đuợc sắp xếp theo một ý đồ nhất định nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa cùa tác phẩm.
+ Nhân vật là người, con vật, đồ vật.... được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học. Đặc điểm của nhân vật thường được bộc lộ qua hình dáng, cử chỉ, hoạt động, lời nói, ý nghĩ,...
- Thánh Gióng truyền thuyết thuộc thể loại truyền thuyết thời đại Hùng Vương thời kì giữ nước.
2. Đọc- kể tóm tắt
- Nhân vật chính: Gióng.
- Ngôi kể: ngôi thứ ba
- PTBĐ: tự sự
3. Bố cục: 4 phần
- P1: từ đầu… nằm đấy : Sự ra đời kỳ lạ của Gióng
- P2: Tiếp… cứu nước: Sự trưởng thành của Gióng
- P3: Tiếp… lên trời: Gióng đánh tan giặc và bay về trời
- P4: Còn lại: Những vết tích còn lại của Gióng.
1. Sự ra đời của Gióng
- Thời gian, địa điểm: vua Hùng thứ 6, tại làng Gióng.
- Vợ chồng ông lão phúc đức, hiếm muộn
- Bà mẹ ướm vào vết chân lạ => thụ thai
- Mang thai 12 tháng mới sinh
- Gióng lên ba: không biết nói, cười, không biết đi.
=> Sự ra đời kì lạ, báo hiệu một con người phi thường
2. Sự trưởng thành của Gióng
- Hoàn cảnh: Giặc Ân xâm lược.
- Gióng cất tiếng nói muốn đi đánh giặc cứu nước.
=> Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi => sự trưởng thành để đáp ứng nhiệm vụ cao cả.
- Bà con góp gạo nuôi chú bé.
=> thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân. Gióng là người anh hùng của nhân dân, được dân nuôi lớn, mang theo sức mạnh của toàn dân.
3. Gióng đánh giặc và bay về trời
- Tư thế, hành động:
+ phi thẳng đến nơi có giặc
+ Đón đầu, giết hết lớp này đến lớp khác
=> Sự oai phong, lẫm liệt, sức mạnh không thể địch nổi của tráng sĩ
- Khi roi sắt gẫy, tráng sĩ nhổi bụi tre quật vào giặc
- Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay về trời.
4. Những dấu tích còn lại
- Đền thờ Phù Đổng Thiên Vương
- Bụi tre đằng ngà
- Ao hồ liên tiếp
- Làng Cháy
=> Thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn về một người anh hùng cứu nước giúp dân
1. Nội dung – Ý nghĩa:
* Nội dung: Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng, qua đó thể hiện ý thức tự cường của dân tộc ta.
* Ý nghĩa: Truyện ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng kiên cường của dân tộc ta.
2. Nghệ thuật
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo
- Kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường).