Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 cánh diều bài 3: Trong lòng mẹ

Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 cánh diều bài 3: Trong lòng mẹ. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Tên: Nguyên Hồng

- Năm sinh – năm mất: (1918- 1982)

-  Quê ở Nam Định. 

-  Là nhà văn của phụ nữ, nhi đồng, của những người cùng khổ.

- Văn xuôi Nguyên Hồng giàu chất trữ tình, nhiều khi dạt dào những cảm xúc thiết tha, rất mực chân thành.

2. Tác phẩm

- “Những ngày thơ ấu” là tập hồi kí đăng báo 1938 in thành sách năm 1940 gồm 9 chương.

- Văn bản "Trong lòng Mẹ" là chương thứ IV của tập hồi kí.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Đọc, chú thích

- Thể loại: Hồi kí là một thể văn ghi chép, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả đồng thời là người kể người tham gia hoặc chứng kiến. 

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất

2. Bố cục: 2 phần

- P1: Từ đầu đến… và mày cũng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?...: Cuộc đối thoại giữa bà cô cay độc và chú bé Hồng. Qua đó bộc lộ ý nghĩ, cảm xúc của chú bé Hồng về người mẹ bất hạnh.

- P2: Đoạn còn lại: Cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của chú bé Hồng.

3. Phân tích

3.1. Hình ảnh người cô của bé Hồng

* Cảnh ngộ của bé Hồng:

- Cha vừa mất, mẹ bỏ nhà đi tha phương cầu thực.

- Anh em Hồng phải sống nhờ bà cô ruột.

-> Cô độc, đau khổ luôn khát khao tình yêu thương.

 => Rất đáng thương.

* Hình ảnh bà cô: 

- Xuất hiện trong cảnh ngộ thương tâm côi cút của bé Hồng.

+ Vẻ mặt tươi cười rất kịch.

+ Giọng nói ngọt ngào đầy mỉa mai cay độc.

+ Cử chỉ thân mật giả dối.

=> Gieo rắc vào đầu đứa cháu những ý nghĩ hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy người mẹ bất hạnh.

- Đó là người đàn bà vô cảm, lạnh lùng, độc ác thâm hiểm, hiện thân cho thành kiến cổ hủ lạc hậu, phi nhân đạo của  xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ.

3.2. Tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng

* Khi nói chuyện vơí bà cô

- Cúi đầu không đáp - cười và từ chối dứt khoát.

=> là một phản ứng thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ. 

- Đau đớn tủi nhục trước những lời xúc xiểm về mẹ.

- Căm ghét những cổ tục đã đày đoạ làm khổ mẹ.

- Lời văn dồn dập với các  động từ mạnh (vồ, cắn, nhai, nghiến) 

=> thái độ quyết liệt, lòng căm phẫn tột cùng, tình yêu thương mãnh liệt …

- Hình ảnh so sánh đặc sắc...

- Phương thức biểu cảm 

=> bộc lộ cảm xúc trực tiếp gợi trạng thái tâm hồn đau đớn của Hồng.

=> Trong bi kịch gia đình, tâm hồn bé Hồng vẫn trong sáng dạt dào tình yêu thương mẹ, thông cảm với cảnh ngộ bất hạnh của mẹ.

* Khi được gặp mẹ

- Gọi "mợ ơi!"-> Khao khát được gặp mẹ

-  Cử chỉ vội vã , bối rối

=> xúc động vui sướng

- Được ngồi trong lòng mẹ:

+ Cảm nhận mẹ vẫn trẻ đẹp  và cả hơi thở thơm tho lạ thường.

+ Những cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt.

+ Khát khao được bé lại để mẹ yêu chiều...

-> Niềm hạnh phúc, sung sướng cực điểm của đứa con luôn tin yêu mẹ. 

- Tình cảm, cảm xúc ấy được ghi lại bằng những câu văn chân thật, xúc động, giàu chất trữ tình

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung – Ý nghĩa:

* Nội dung: Nỗi cay đắng tủi cực và tình yêu thương cháy bỏng của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh.

* Ý nghĩa: Tình mẫu tử là mạch tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.

2. Nghệ thuật

- Thể loại: hồi kí, bộc lộ được những cảm xúc, tâm trạng chân thực của tác giả.

- Mạch truyện, mạch cảm xúc tự nhiên chân thực.

- Kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng người đọc.

- Khắc hoạ tâm lí nhân vật sâu sắc.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 cánh diều bài 3: Trong lòng mẹ, Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 cánh diều, bài 3: Trong lòng mẹ

Xem thêm các môn học

Soạn văn 6 tập 1 Cánh Diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net