[toc:ul]
a. Vần điệu trong thơ lục bát
Sáng ra trời rộng đến đâu
Trời xanh như mới lần đầu biết xanh
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng.
=> Nhận xét: Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo.
b. Thanh điệu trong thơ lục bát
Con về thăm mẹ chiều đông
B B B T B B
Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà
T B B T, T B T B
Mình con thơ thẩn vào ra
B B B T B B
Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi.
B B B T T B B B
(Đinh Nam Khương)
- Việc sắp xếp các tiếng có thanh bằng và thanh trắc phải theo quy tắc.
+ Thanh bằng: tiếng không dấu và dấu huyền
+ Thanh trắc: tiếng có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng.
c. Mô hình
Tiếng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Dòng lục | B | T | BV | |||||
Dòng bát | B | T | BV | BV |
- Trong thơ lục bát, các tiếng ở vị trí 2, 4, 6, 8 phải theo luật; các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7 không bắt buộc phải tuân theo luật bằng trắc.
a.
(1) Con đường rợp bóng cây xanh
Gợi ý: Tiếng chim ríu rít trên cành cây cao
(2) Tre xanh tự những thuở nào
Gợi ý: Dựng làng giữ nước chặn bao quân thù.
(3) Phượng đang thắp lửa sân trường
Hè sang nắng đỏ nhớ thương học trò
(4) Bàn tay mẹ dịu dàng sao
Đưa nôi con ngủ biết bao giấc nồng.
b. Viết bài thơ lục bát về cha mẹ, ông bà hoặc thầy cô