Ôn tập kiến thức sinh học 10 Cánh diều bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất

Ôn tập kiến thức sinh học 10 cánh diều bài 9 Trao đổi chất qua màng sinh chất. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. KHÁI NIỆM TRAO ĐỔI CHẤT Ở TẾ BÀO

- Trao đổi chất ở tế bào là tập hợp các phản ứng hoá học diễn ra trong tế bào và sự trao đổi các chất giữa tế bào với môi trường.

- Tập hợp các phản ứng hoá học là sự chuyển hoá vật chất;

- Trao đổi chất giữa tế bào với môi trường là trao đổi chất qua màng.

- Hai hình thức trao đổi chất qua màng: vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.

II. SỰ VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG QUA MÀNG SINH CHẤT

1. Sự khuếch tán

- Sự khuếch tán diễn ra theo chiều gradient nồng độ (Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa hai vùng gọi là gradient nồng độ).

- Sự khuếch tán diễn ra trong môi trường lỏng và khí. Khi các phân tử phân bố đồng đều trong môi trường, sự khuếch tán đạt đến cân bằng. Ở trạng thái cân bằng này, các phân tử vẫn di chuyển nhưng theo hai chiều như nhau nên gọi là cân bằng động.

- Những phân tử có thể đi qua lớp lipid kép như: các chất khí, các phân tử kị nước (hormone steroid, vitamin tan trong lipid,...).

- Những phân tử ưa nước (đường, amino acid) đi qua lớp lipid với tốc độ rất thấp, còn các ion hầu như không đi qua được nên chúng cần có protein vận chuyển. Đây là hình thức khuếch tán tăng cường.

2. Sự thẩm thấu

- Là sự di chuyển của các phân tử nước qua màng bán thấm (ví dụ màng sinh chất) ngăn cách giữa hai vùng có nồng độ chất tan khác nhau. Vùng có nhiều phân tử nước (nồng độ chất tan thấp) được gọi là vùng có thế nước cao, vùng có ít phân tử nước hơn (nồng độ chất tan cao) là vùng có thế nước thấp.

- Khi tế bào ở trong các dung dịch có nồng độ khác nhau, các

phân tử nước sẽ di chuyển qua màng theo 3 trường hợp:

+ Dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào là dung dịch đẳng trương; các phân tử nước di chuyển ở trạng thái cân bằng; 

+ Dung dịch có nồng độ chất tan nhỏ hơn bên trong tế bào là dung dịch nhược trương ; các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào;

+ Dung dịch có nồng độ chất tan lớn hơn là dung dịch ưu trương và nước thẩm thấu ra ngoài tế bào.

-  Khi số lượng lớn phân tử nước đi ra khỏi tế bào, tế bào chất co lại, màng tế bào tách khỏi thành tế bào, gọi là hiện tượng co nguyên sinh.

III. Sự vận chuyển chủ động qua màng sinh chất

- Là sự vận chuyển các chất ngược chiều gradient nồng độ với sự tham gia của protein vận chuyển (thường gọi là bơm) và tiêu tốn năng lượng. 

- Có loại protein vận chuyển một chất, có loại protein vận chuyển hai chất.

- Thông qua sự vận chuyển chủ động, tế bào lấy các chất cần thiết và điều hoà nồng độ các chất trong tế bào.

IV. Sự nhập bào và xuất bào

- Các phân tử lớn như protein, polysaccharide,... được vận

chuyển trong các túi (bóng) được hình thành từ sự biến dạng của màng thông qua sự nhập bào và xuất bào. Đây cũng là một dạng vận chuyển chủ động và tiêu tốn năng lượng.

- Trong quá trình nhập bào, tế bào có thể vận chuyển các phân tử lớn hay tế bào khác (sự thực bào) hoặc một lượng lớn chất lỏng (sự ẩm bào). Các túi sau đó thường nhập với lysosome để tiêu hoá toàn bộ thành phần bên trong túi.

Tìm kiếm google: Giải sinh học 10 cánh diều bài 9 Trao đổi chất qua màng sinh chất, giải sinh học 10 sách CD, giải sinh học 10 cánh diều bài 9 Trao đổi chất qua màng sinh chất

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 10 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com