[toc:ul]
Xã hội nước Pháp trước CM được phân ra thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba. Trong đó, đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp: Tư sản, nông dân, bình dân thành thị.
Quan sát hình 5, hãy miêu tả tình cảnh người nông dân trong xã hội Pháp thời bấy giờ?
Ở hình 5 ta thấy, một nông dân chống chiếc cuốc ->tình trạng nông nghiệp lạc hậu. Trên lưng là người đại diện cho đẳng cấp tăng lữ và quý tộc. Trong túi quần, túi áo của nông dân là những văn tự, khế ước mà ông ta phải vay mượn, cầm cố cho địa chủ và quý tộc. Có những con thỏ, con chuột đang gặm phá hoại mùa mang
=> Tất cả đều đang hại những người nông dân.
Sự khủng hoảng của chế độ chuyên chế thể hiện ở những điểm:
Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên ché đã thôi thúc nhân dân đấu tranh mạnh mẽ, chống chế độ phong kiến. Năm 1788, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi, riêng mùa xuân năm 1789, có hàng trăm cuộc nổi dậy của nông dân và bình dân thành thị ->chứng tỏ mâu thuẫn giữa vua, quý tộc phong kiến với đẳng cấp 3 rất sâu sắc, không thể điều hòa ->cuộc cách mạng chống phong kiến, do giai cấp tư sản đừng đầu nổ ra là điều tất yếu.
Cuối thế kí thứ XVIII Pháp vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, các tầng lớp Tăng Lữ va Quý Tộc ra sức bóc lột nhân dân. Công thuơng nghiệp phát triển với nhiều công trường. Xã hội được chia làm 3 giai cấp. Giai cấp thứ nhất là Tăng Lữ,giai cấp thứ 2 là Quý Tộc, giai cấp thứ 3 bao gồm nông dân, bìmh dân và tư sản. Quý tộc và Tăng lữ có địa vị trong xã hội và không phải đóng thuế,còn giai cấp thứ 3 phải đóng thếu và làm ra mọi của cải trong xã hội không có địa vị trong xã hôi. Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt. Báo hiệu một cuộc cánh mạng sắp sửa sảy ra.
Bước vào năm 1788, tài chính của nước Pháp khủng hoảng trầm trọng. Số nợ nhà nước vay của tư sản lên tới 5 tỉ livrơ. Vua Lu –I XVI triệu tập hội nghị ba đẳng cấp, hi ọng vay thêm tiền và tăng thuế. Hội nghị khai mạc ngày 5/5/1789, diễn ra căng thẳng, không có kết quả. Mẫu thuẫn giữa vua, quý tộc phong kiến với đẳng cấp thứ ba không thể điều hòa mà đạt tới tột đỉnh.
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền đã có những tiến bộ song cũng có những hạn chế nhất định.
Khi tổ quốc lâm nguy nhân dân Pháp đã:
Kết quả: Nền thống trị của đại tư sản bị lật đổ, chế độ phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn, nền cộng hòa được thành lập.
Chiến sự trên đất Pháp vào những năm 1792 – 1793 đó là:
Nhân dân Paris lại lật đổ phái Gi – rông – đanh bởi vì: Mùa xuân năm 1793. quân Anh cùng quân đội các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp. Bọn phản động trong nước cũng nổi dậy. Trong khi đó, phái Gi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm và nội phản, chỉ lo củng cố quyền lực.
=> Ngày 2 — 6 - 1793, dưới sự lãnh đạo của phái Gia-cô-banh, đứng đầu là Rô-be-spie, quần chúng nhân dân đã lật đổ phái Gi-rông-đanh.
Những phẩm chất tốt đẹp của Rô – be – spie:
Sau năm 1794, CMTS Pháp không thể tiếp tục phát triển là bởi vì: Vào thời điểm đó, phái Gia – cô – banh chia rẽ, mâu thuẫn, nhân dân không ủng hộ chính quyền nữa vì quyền lợi của họ không được bảo đảm như giới cầm quyền Gia – cô – banh đã hứa.
Thời gian | Sự kiện |
14-7-1789 | Quần chúng tấn công nhà tù Ba-xti |
8-1979 | Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền |
9-1971 | Thông qua Hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến |
10-8-1792 | Nhân dân nổi dậy lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến |
21-9-1792 | Thiết lập nền công hòa đầu tiên |
2-6-1793 | Lật đổ phái Gi-rông đanh, phái Gia-cô-banh lên nắm quyền |
27-7-1794 | Đảo chính lật đổ nền chuyên chính Gia-cô-banh |
Nhân dân đóng vai trò quan trọng trong quá trình cách mạng. Đó là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thắng lợi của CM. Điều đó được thể hiện qua 3 sự kiện:
Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.
Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kl XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy dù quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.