[toc:ul]
=>Ba bức tranh phản ánh sự phân hóa xã hội, phân hóa giàu nghèo ở Mĩ cực kì sâu sắc, sự phân phối không công bằng trong xã hội Mĩ =>Đây là kết quả phát triển tất yếu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Do bị bóc lột, thất nghiệp, bất công xã hội, đặc biệt là nạn phân biệt chủng tộc giữa ba người gia trắng và người da đen…, đã dẫn đến phong trào đấu tranh của công nhân, những người lao động Mĩ chống lại nhà tư sản. Cuộc đấu tranh này phát triển ở hầu khắp các bang của nước Mĩ. Trong bối cảnh đó, tháng 5/1921, Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân.
Gánh nặng của cuộc khủng hoảng ở Mĩ chủ yếu đè lên vai tầng lớp những người lao động (công nhân, nông dân, thương nhân…).
Chính sách mới kịp thời giải quyết được hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ, đưa nền kinh tế Mĩ nhanh chóng phục hồi và phát triển. Giải quyết việc làm cho người lao động trong thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
Sự phồn vinh của kinh tế Mĩ được thể hiện ở mức tăng trưởng cao của các ngành kinh tế. Chỉ trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc công nghiệp là Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ… Đặc biệt, sự bùng nổ của ngành sản xuất ô tô đã tác động mạnh đến các ngành công nghiệp khác. Năm 1919, nước Mĩ sản xuất được 7 triệu ô tô, đến năm 1924 đạt 24 triệu chiếc.
Về tài chính, từ chỗ phải vay nợ châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929, Mĩ nắm 60% số vàng dự trữ của thế giới.
Mặc dù đạt mức tăng trưởng cao, nhưng ngay cả trong thời kì phồn vinh này, nhiều ngành công nghiệp của Mĩ chỉ sử dụng 60-80% công suất. Sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.
Nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 nhờ tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện chính sách mới.
Nội dung :
Nội dung chủ yếu của chính sách mới của Ph.Ru-dơ-ven: