Giải lịch sử 8 bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam - trang 137 lịch sử lớp 8. Tất cả các câu hỏi bao gồm giữa và cuối bài học đều được Baivan.net hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu và ngắn gọn nhất. Chúng ta tham khảo để học tốt lịch sử 8 bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam nhé.

[toc:ul]

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức Nhà nước ở Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên?....

Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức Nhà nước ở Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên?  Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp?

Trả lời:

Sơ đồ tổ chức nhà nước Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên là:

Nhận xét về tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp:

  • Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở được tổ chức chặt chẽ và đều do thực dân Pháp chi phối.
  • Kết hợp giữa nhà nước thực dân và quan lại phong kiến.
  • Chia Việt Nam thành 3 quốc gia riêng biệt

Câu 2: Nêu chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp,....

Nêu chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công thương nghiệp, giao thông vận tải và tài chính? Các chính sách trên của pháp nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp:

  • Về nông nghiệp :
    • Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất.
    • Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.
  • Về công nghiệp :
    • Tập trung khai thác mỏ than và kim loại.
    • Sản xuất xi măng, gạch, ngói, điện, nước, chế biến gỗ .
  • Về giao thông vận tải :  tăng cường xây dựng hệ thống giao thông.
  • Về thương nghiệp :
    • Nắm độc quyền thị trường.
    • Đánh thuế nặng các mặt hàng, đặc biệt là muối, rượu và thuốc phiện.
  • Về tài chính: Đánh thuế nặng, đặt thêm thuế mới để tăng ngân sách.

=>Chính sách trên của Pháp nhằm mục đích vơ vét sức người, sức của ở Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của chính quốc.

Câu 3: Theo em, chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp có phải để “khai hóa....

Theo em, chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp có phải để “khai hóa văn minh” cho người Việt Nam hay không? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp không phải để “khai hóa văn minh” cho người Việt Nam vì ý đồ của Pháp trong chính sách văn hóa, giáo dục là:

  • Tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng.
  • Kìm hãm nhân dân ta trong vùng ngu dốt để dễ bề cai trị.
  • Triệt để sử dụng phong kiến Nam triều, dùng người Việt trị người Việt.

Câu 4: Dưới thời Pháp thuộc, các giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân....

Dưới thời Pháp thuộc, các giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân có những thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Những thay đổi của giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân dưới thời Pháp thuộc là:

  • Địa chủ phong kiến:
    • Đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, số lượng ngày càng tăng thêm.
    • Địa vị kinh tế được tăng cường, nắm trong tay nhiều ruộng đất, nắm chính quyền ở các địa phương.
    • Một bộ phận cấu kết với đế quốc để áp  bức, bóc lột nhân dân. Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
  • Nông dân:
    • Chiếm số lượng đông đảo, bị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, bị phá sản, có người phải bỏ làng đi làm thuê.
    • Có tinh thần yêu nước và hăng hái tham gia cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.

Câu 5: Thái độ của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc....

Thái độ của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc như thế nào? Vì sao họ lại có thái độ như vậy?

Trả lời:

Thái độ của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc:

  • Tầng lớp tư sản: Họ bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép buôn bán. Tiềm lực kinh tế họ yếu ớt, họ chỉ muốn có điều kiện làm ăn buôn bán, chưa có ý thức tham gia vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.
  • Tầng lớp tiểu tư sản: Là các chủ xưởng nhỏ và viên chức cấp thấp. Họ có ý thức dân tộc nên tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
  • Tầng lớp công nhân: Họ bị thực dân phong kiến và tư bản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại bọn địa chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương, giảm giờ làm.

Câu 6: Tại sao các nhà yêu nước Việt Nam thời bấy giờ muốn noi theo con....

Tại sao các nhà yêu nước Việt Nam thời bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật?

Trả lời:

Các nhà yêu nước Việt Nam thời bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật vì Nhật Bản lúc bấy giờ là một nước ở Châu Á, có điều kiện tự nhiên và xã hội gần giống Việt Nam. Đầu thế kỉ XX, Nhật Bản nhờ có duy tân và con đường tư bản chủ nghĩa mà trở nên giàu mạnh nên đã kích thích nhiều người yêu nước Việt Nam muốn đi theo con đường của họ.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp thi hành những....

Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam?

Trả lời:

Những chính sách mà thực dân Pháp thi hành ởViệt Nam về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục:

  • Về chính trị: Pháp xây dựng bộ máy nhà nước chặt chẽ từ trung ương đến địa phương và đều do Pháp chi phối.
  • Về kinh tế:
    • Nông nghiệp : Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất. Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.
    • Công nghiệp : Tập trung khai thác mỏ than và kim loại. Sản xuất xi măng, gạch, ngói, điện, nước, chế biến gỗ .
    • Giao thông vận tải :  tăng cường xây dựng hệ thống giao thông.
    • Về thương nghiệp : Nắm độc quyền thị trường. Đánh thuế nặng các mặt hàng, đặc biệt là muối, rượu và thuốc phiện.
    • Tài chính: Đánh thuế nặng, đặt thêm thuế mới để tăng ngân sách.
  • Về văn hóa – giáo dục:
    • Giai đoạn đầu : vẫn duy trì nền giáo dục Hán học.
    • Năm 1905 : Hệ thống giáo dục gồm 3 bậc học : Ấu học, Tiểu học và Trung học. Mở thêm trường, tăng thêm tiếng Pháp.
    • Năm 1907: Mở trường Đại học Đông Dương để đào tạo người bản xứ phục vụ việc cai trị.

Câu 2: Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đó đối với kinh tế,...

Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đó đối với kinh tế, xã hội Việt Nam?

Trả lời:

Những chính sách khai thác thuộc địa đã có những tác động đến kinh tế, xã hội ở Viêt Nam. Cụ thể đó là:

  • Về kinh tế: Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm cho nền kinh tế cũ bị phá vỡ, xuất hiện nền kinh tế tự cung tự cấp, đưa nền kinh tế nước ta bước sang một giai đoạn phát triển khác. Tuy nhiên, cũng chính cuộc khai thác thuộc địa đã làm cho tài nguyên thiên nhiên bị khai thác, cuộc sống người dân vẫn cực khổ…
  • Về xã hội: Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm cho các giai cấp cũ không ngừng  bị phân hóa, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới.

Câu 3: Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội....

Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX theo mẫu

Trả lời:

Giai cấp, tầng lớp

Nghề nghiệp

Thái độ với độc lập dân tộc

Giai cấp địa chủ phong kiến

Kinh doanh ruộng đất, bóc lột địa tô

Đánh mất ý thức dân tộc, làm tay sai cho Pháp

Tư sản

Kinh doanh công, thương nghiệp.

Chưa có ý thức cách mạng, chủ yếu chỉ muốn làm ăn yên ổn

Tiểu tư sản

Làm công ăn lương, buôn bán nhỏ

Có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX

Công nhân

Bán sức lao động, làm thuê

Ý thức dân tộc cao, kiên quyết chống đế quốc, là lực lượng chính lãnh đạo cách mạng.

Nông dân

Làm ruộng, đóng đủ loại thuế

Ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh. Họ là lực lượng cách mạng đông đảo.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Lịch sử lớp 8


Copyright @2024 - Designed by baivan.net