Giải lịch sử 8 bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 - trang 150 lịch sử lớp 8. Tất cả các câu hỏi bao gồm giữa và cuối bài học đều được Baivan.net hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu và ngắn gọn nhất. Chúng ta tham khảo để học tốt lịch sử 8 bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 nhé.

[toc:ul]

I. Những sự kiện chính.

1. Quá trình xâm lược của thực dân Pháp và quá trình đấu tranh của nhân dân ta (1858-1918)

Thời gian

Qúa trình xâm lược của thực dân Pháp

Cuộc đấu tranh của nhân dân ta

1/9/1858

 

TDP đánh Đà Nẵng và bán đảo Sơn Trà.

Quân và dân ta đánh trả quyết liệt chặn bước tiến của quân giặc,làm thất bại âm mưu "đánh nhanh".

2/1859

TDP kéo quân vào Gia Định.

Triều đình không chủ động đánh giặc, nhân dõn kiên quyết kháng chiến.

2/1862

Pháp chiếm Gia Định,Định Tường,Biên Hoà,Vĩnh Long.

Triều đình kí Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862),nhân dân độc lập kháng chiến.

6/1867

Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Tây.

Triều đình bất lực.Nhân dân 6 tỉnh nổi lên đánh giặc ở khắp nơi.

20/11/1873

TDP đánh Bắc Kì lần I.

Nhân dân Bắc Kì kháng Pháp.

15/3/1874

TDP buộc triều đình kí Hiệp ước Giáp Tuất.

Nhân dân cả nước kiên quyết đánh Pháp.

25/4/1882

TDP đánh Bắc Kì lần II.

Nhân dân Bắc Kì kiên quyết đánh Pháp.

18/8/1883

TDP đánh Huế.Triều đình kí Hiệp ước Hác-măng.

Nhân dân đánh cả triều đình lẫn Pháp.

6/6/1884

Pháp và triều đình kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Phong trào kháng chiến của nhân dân vẫn tiếp tục.

2. Phong trào Cần Vương:

Năm

Sự kiện chính

5-7-1885

Cuộc  phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế .

13-7-1885 

Vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương “ kêu gọi văn thân  và nhân dân  đứng lên giúp vua cứu nước .

1885-1888 

 Giai đoạn I:bùng nổ khắp cả nước  nhất là Trung Kỳ , Bắc Kỳ

1888- 1896

sau Vua Hàm Nghi bị bắt, qui tụ thành những khởi nghĩa lớn

1886-1887

Khởi nghĩa Ba Đình ( Phạm Bành, Đinh Công Tráng)

1883-1892

Khởi nghĩa Bãi Sậy  (Tán Thuật )

1885-1895

Khởi nghĩa Hương Khê   (Phan Đình Phùng và Cao Thắng)

3. Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (đến năm 1918)

Tên cuộc khởi nghĩa

Thời gian

Người lãnh đạo

Địa bàn hoạt động

Nguyên  nhân thất bại, ý nghĩa .

Ba Đình

1886-1887

Phạm Bành, Đinh Công Tráng

Ba làng Mĩ Khê , Thượng Thọ , Mậu Thịnh, thuộc huyện Nga Sơn , tỉnh Thanh Hóa, là công sự phòng thủ

* Ý nghĩa của phong trào cần Vương :

Thể hiện truyên thống khí phách anh hùng  của dân tộc ta .

-Tiêu biểu nhất cho cuộc tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX .

-Hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào chống chủ nghĩa đế quốc .

* Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương :

Hạn chế của ý thức hệ phong kiến , chưa đáp ứng được nguyện vọng của  nhân dân .

Hạn chế của người lãnh đạo, thiếu liên hệ .

Bãi Sậy 

1883-1892

Tán Thuật

Văn Lâm, Văn Giang , Khoái Châu, Yên Mỹ - Hưng Yên  thích hợp với lối đánh du kích

Hương Khê  

1885-1895

Phan Đình Phùng và Cao Thắng

Ngàn Trươi , Vụ Quang ( Hương Khê –Hà Tĩnh ) Hoạt động rộng ở 4 tỉnh Thanh Hóa , Nghệ An , Hà Tĩnh ,Quảng Bình

II. Những nội dung chủ yếu

1. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.

  • Do kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển đặt ra nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân lực.
  • Xâm lược nước ta để làm bàn đạp tấn công Trung Quốc.
  • Do nhà Nguyễn suy yếu.

2. Nguyên nhân làm cho nước ta trở thành thuộc địa của Pháp

  • Giai cấp phong kiến nhu nhược yếu hèn không biết dựa vào dân để tổ chức kháng chiến.
  • Nhà Nguyễn không chịu canh tân đất nước để tạo ra thực lực chống ngoại xâm
  • Đường lối, cách thức tổ chức của triều đình Huế mắc nhiều sai lầm, bất cập. Bối cảnh kinh tế bất lợi

3. Nhận xét về phong trào kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX

  • Quy mô: Diễn ra khắp Bắc Kì, Trung Kì
  • Thành phần lãnh đạo: Văn thân, sĩ phu và nông dân
  • Mức độ: Diễn ra quyết liệt, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hương Khê.
  • Hình thức và phương pháp đấu tranh: Khởi nghĩa vũ trang.
  • Tính chất: Là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Ý nghĩa: Chứng tỏ ý chí đấu tranh giành độc lập kiên cường bất khuất của nhân dân ta.

4. Phong trào Cần Vương

  • Nguyên nhân:
    • Triều đình Huế đầu hàng thực dân Pháp.
    • Nhân dân phản đối hành động bán nước của triều đình.
    • Thái độ cương quyết của phái chủ chiến.
  • Đặc điểm: nhìn chung còn nằm trong phạm trù phong kiến.
  • Tính chất : là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Kết quả: Tất cả các phong trào đều thất bại.
  • Ý nghĩa: thể hiện truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc ta.

5. Những chuyển biến kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX

  • Nguyên nhân chuyển biến:
  • Khách quan: trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản truyền vào Việt Nam.
  • Chủ quan: TDP tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần th? nh?t khiến kinh tế, xã hội Việt Nam biến đổi.

=> Một xu hướng cách mạng mới xuất hiện: xu hướng dân chủ tư sản.

6. Nhận xét chung về phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX

  • Chủ trương đường lối: từ phạm trù phong kiến chuyển sang phạm trù tư sản (ở mức độ khuynh hướng).
  • Hình thức đấu tranh: phong phú hơn.
  • Thành phần tham gia: đông đảo hơn cuối thế kỉ XIX.
  • Hình thức hoạt động: Khởi nghĩa vũ trang, duy tân cải cách.

7. Bước đầu hoạt động của Nguyễn Tất Thành

  • 5/6/1911, ra đi tìm đường cứu nước.
  • Đi qua nhiều nước ở châu ắ, Châu Mĩ, châu Phi đến 1917 về Pháp hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước.
  • Tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tiếp nhận ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười Nga.
  • Ý nghĩa: Những hoạt động tuy chỉ là bước đầu nhưng là điều kiện quan trọng để người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Lịch sử lớp 8


Copyright @2024 - Designed by baivan.net