- Giọng điệu nghị luận của bài cáo qua từng đoạn:
- Đoạn 1: Khẩu khí, khẳng định, hùng hồn.
- Đoạn 2: Xót thương, căm phẫn.
- Đoạn 3: Đanh thép, tự hào.
- Đoạn 4: Khiêm tốn xen lẫn tự hào, hi vọng.
- Theo tôi, việc xem Bình Ngô đại cáo là một "thiên cổ hùng văn" có thích đáng. Ở đây, có hai điều đáng bàn luận là "thiên cổ" và "hùng văn". Ta có thể khẳng định chắc chắn Bình Ngô đại cáo là "hùng văn". "Hùng văn" là từ mà Tô Thế Huy dành cho các tác phẩm, trong đó có tác phẩm của Nguyễn Trãi (theo PGS. TS Nguyễn Thanh Tùng tra cứu). Còn cho rằng Bình Ngô đại cáo là "thiên cổ" vì đây là một văn bản khẳng định chủ quyền của Đại Việt, tương đương với bản tuyên ngôn độc lập của một đất nước. Vì vậy, nó cần và chắc chắn phải được lưu truyền đến muôn đời sau.