Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(1 tiết)
- Hình thức, sự xuất hiện đa dạng của mĩ thuật trong cuộc sống.
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
Năng lực chuyên biệt:
- Nhận biết hình thức và tên gọi một số hình thức biểu hiện của mĩ thuật trong cuộc sống;
- Nhận biết được sự biểu hiện phong phú của mĩ thuật trong cuộc sống.
- Yêu thích một số hình thức biểu hiện của mĩ thuật trong cuộc sống xung quanh;
- Có ý thức về việc giữ gìn cảnh quan, sự vật, đố vật có tính mĩ thuật trong cuộc sống.
- Một số TPMT, clip (nếu có điểu kiện)... có nội dung liên quan đến sự xuất hiện của mĩ thuật trong cuộc sống;
- Một số SPMT gần gũi tại địa phương.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
QUAN SÁT Mục tiêu: - HS biết được sự đa dạng và gọi tên các tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật trong cuộc sống. Cách tiến hành: - GV mời một số HS nói những hiểu biết của mình về các TPMT, SPMT qua một số câu hỏi kiểm tra, củng cố kiến thức đã học như: + Những TPMT được biết đến bởi yếu tố nào? + Những SPMT thường xuất hiện ở đâu? - GV ghi tóm tắt câu trả lời của HS lên bảng (không đánh giá). - GV gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp - GV ghi tóm tắt câu trả lời của HS lên bảng: - GV yêu cẩu HS mở SGK Mĩ thuật 2, trang 5, quan sát hình minh hoạ và cho biết đó là những tác phẩm, sản phẩm gì? - GV căn cứ những ý kiến HS đã phát biểu để bổ sung, làm rõ hơn về sự xuất hiện của mĩ thuật trong cuộc sống, với những hình thức khác nhau như: + Pa nô, áp phích ở ngoài đường vào những dịp kỉ niệm, ngày lễ,... + Cờ trang trí ở trường học nhân dịp khai giảng, chào đón năm học mới,... + Những sản phẩm thủ công mĩ nghệ, đồ lưu niệm,... - GV giải thích cho HS hiểu rõ thêm về những SPMT được làm từ vật liệu tái sử dụng. Khi giải thích cần phân tích ngắn gọn trên vật thật để HS liên tưởng đến những điều đã được học về yếu tố và nguyên lí tạo hình. Sau khi giải thích, GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 2, trang 6 - 7, để có thể quan sát rõ hơn những hình thức khác của mĩ thuật trong cuộc sống.
VẬN DỤNG Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức, nói về những SPMT mà mình đã nhìn thấy. Cách tiến hành: - Sau đó, GV mời từng HS nói về các TPMT, SPMT mà mình đã nhìn thấy trong trường học cũng như ở nhà, hay ở những nơi mà HS đã đến. - GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần - GV gọi một số HS trình bày sản phẩm trước lớp. - GV cùng các bạn khác đánh giá, nhận xét. CÁC TÀI LIỆU MĨ THUẬT 4 CHẤT LƯỢNG: |
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. - HS trình bày
- HS suy nghĩ đưa ra câu trả lời
- HS quan sát, lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS thực hành
- HS trình bày sản phẩm vừa tạo
- HS lắng nghe nhận xét. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác