Bài tập 3.1. Đáp án: C
Các phát biểu (2); (3); (5) sai.
(2) sai vì tổng số proton và số neutron trong một hạt nhân được gọi là số khối.
(3) sai vì số khối là khối lượng tương đối của nguyên tử, khối lượng tuyệt đối là tổng khối lượng của proton, neutron và electron.
(5) sai vì đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron.
Bài tập 3.2. Đáp án: D
Bài tập 3.3. Đáp án: D
Bài tập 3.4. Đáp án: A
Số khối (A) = 56 + 81 = 137.
Số hiệu nguyên tử (Z) = số electron = 56.
Vậy kí hiệu nguyên tử: $_{58}^{137}\textrm{A}$
Bài tập 3.5. Đáp án: B
Có 6 loại phân tử O2 là: 16O – 16O; 16O – 17O; 16O – 18O; 17O – 17O; 17O – 18O; 18O – 18O;
Bài tập 3.6. Đáp án: C
Do X và Z có cùng số proton là 6 nên là đồng vị của một nguyên tố.
Bài tập 3.7. 10,81 là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị boron trong tự nhiên.
Bài tập 3.8.
Nguyên tố |
Kí hiệu |
Số hiệu nguyên tử |
Số khối |
Số proton |
Số neutron |
Số electron |
Sodium |
Na |
11 |
22 |
11 |
11 |
11 |
Fluorine |
F |
9 |
19 |
9 |
10 |
9 |
Bromine |
Br |
35 |
80 |
35 |
45 |
35 |
Calcium |
Ca |
20 |
40 |
20 |
20 |
20 |
Hydrogen |
H |
1 |
1 |
1 |
0 |
1 |
Radon |
Rn |
86 |
222 |
86 |
136 |
86 |
Bài tập 3.9.
Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X:
$\overline{A_{X}}=\frac{90,51.20+0,27.21+9,22.22}{100}$ =20,1871
Bài tập 3.10.
Bài tập 3.11. Số proton = số electron = Z = 30.
Số neutron = số khối (A) – số hiệu nguyên tử (Z) = 65 – 30 = 35.
Bài tập 3.12. Đáp án: A
Giả sử trong hỗn hợp nói trên có 50 nguyên tử 25Mg, số nguyên tử tương ứng của hai đồng vị còn lại là:
+ Số nguyên tử 24Mg: $\frac{50}{10,1}.78,6$ ≈ 389 nguyên tử.
+ Số nguyên tử 26Mg: $\frac{50}{10,1}.11,3$ ≈ 56 nguyên tử.
Bài tập 3.13*.
a) Số lượng hợp chất lớn hơn số lượng nguyên tố vì hợp chất là sự kết hợp của 2 hay nhiều nguyên tố.
b) Số lượng nguyên tố ít hơn số lượng đồng vị vì hầu hết các nguyên tố hóa học đều có nhiều đồng vị.
Bài tập 3.14*.
Trong X có 2 nguyên tử M và 1 nguyên tử O.
Nguyên tử O có pO = 8 và nO = 8
Tổng số hạt cơ bản trong phân tử X có công thức M2O là 140:
2(2pM + nM) + (2pO + nO) = 140 hay 4pM + 2nM = 116 (1)
Trong phân tử X có tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44:
2(2pM + nM) - (2pO + nO) = 44 hay 4pM - 2nM = 36 (2)
Từ (1) và (2) có pM = 19 và nM = 20.
Vậy M là K (potassium); X là K2O.
Bài tập 3.15*.
Giả sử kí hiệu số đơn vị điện tích hạt nhân X, Y lần lượt là ZX; ZY; số neutron (hạt không mang điện) của X và Y lần lượt là NX và NY.
Mỗi phân tử XY2 có tổng các hạt proton, neutron, electron bằng 178:
2ZX + NX + 4ZY + 2NY = 178 (1)
Trong XY2, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 nên:
2ZX + 4ZY – (NX + 2NY) = 54 (2)
Từ (1) và (2) ta có: 2ZX + 4ZY = 116 (3)
Lại có trong XY2 số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12, nên:
2ZX - 4ZY = 12 (4)
Từ (3) và (4) ta có: ZX = 26; ZY = 16.
Vậy X là sắt (iron, Fe); Y là lưu huỳnh (sulfur, S).