Bài tập 12.1. Đáp án: B
Trong phân tử, tổng số oxi hoá của các nguyên tử bằng 0.
Trong đa số hợp chất, số oxi hoá của oxygen là - 2
Đặt x là số số oxi hoá của S
Ta có: x + 2.(-2) = 0 ⇒ x = 4
Bài tập 12.2. Đáp án: B
Bài tập 12.3. Đáp án: D Mỗi nguyên tử calcium nhường 2e để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm
Bài tập 12.4. Đáp án: B (Số oxi hoá của Ca thay đổi từ +2 xuống 0)
Bài tập 12.5. Đáp án: C
Trong phản ứng
(a) Số oxi hoá của Cl thay đổi từ 0 sang -1; +1
(b) Số oxi hoá của N thay đổi từ +4 sang +5; +3
(c) Số oxi hoá của O thay đổi từ 0 xuống -2; số oxi hoá của Ag thay đổi từ 0 lên +1
(d) Số oxi hoá của Cl thay đổi từ -2; +4 sang 0
(e) Số oxi hoá của Cl thay đổi từ +5 sang -1; +7
Bài tập 12.6. Đáp án: B (Phản ứng B không có sự thay đổi số oxi hoá)
Bài tập 12.7. Đáp án: D
HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa trong quá trình tạo ra NO.
Trong phản ứng hóa học trên ta có: 8 phân tử HNO3 thì có 6 phân tử tham gia tạo muối Cu(NO3)2 và 2 phân tử tham gia vào quá trình khử tạo thành NO
Bài tập 12.8. Đáp án: B
Bài tập 12.9. Đáp án: C
Bài tập 12.10. Đáp án: B
PTHH: 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4
SO2 là chất khử, KMnO4 là chất oxi hóa.
Bài tập 12.11.
Số oxi hoá của các nguyên tố trong các chất và ion theo thứ tự:
a) Fe: 0; N2: 0; SO3:+6, −2; H2SO4: +1, +6, -2, CuS: +2, -2; Cu2S: +1, -2; Na2O2: +1, -1; H3AsO4: +1, + 5, -2.
b) Br2: 0; O3: 0; HCIO3: +1, +5, -2, KCIO4: + 1, + 7, -2; NaCIO: + 1; + 1, -2; NH4NO3: -3, + 1, +5, -2 ; N2O: +1, -2; NaNO2: +1, +3, -2.
c) Br−: -1; PO43−: +5, -2; MnO4−: +7, -2, CIO3−: +5, -2, H2PO4−: +1, +5, -2, SO42−: +6, –2, NH4+: - 3, +1.
d) MnO2: +4, -2; K2MnO4: +1, +7, -2; K2Cr2O7: +1, +6, -2; K2CrO4: +1, +6, -2; Cr2(SO4)3: +3, +3, +6, -2; NaCrO2: +1, +3, -2.
e) FeS2: +2, -1; FeS: +2, -2; FeO: +2, -2, Fe2O3: +3, -2; Fe3O4: + 3; -2; FexOy : +2y/x; - 2.
Bài tập 12.12.
Bài tập 12.13. Những phản ứng (c), (e) và (g) là phản ứng oxi hoá – khử do có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố trong phản ứng.
Bài tập 12.14.
Phản ứng (1), (2) và (4) là phản ứng oxi hoá – khử.
2Fe + O2 + 2H2O → 2Fe(OH)2(1)
Chất oxi hoá: O2(số OXH từ 0 xuống - 2); Chất khử: Fe (số OXH từ 0 lên + 2)
2Fe + O2 + 2H2O + 4CO2 → 2Fe(HCO3)2 (2)
Chất oxi hoá: O2(số OXH từ 0 xuống - 2); Chất khử: Fe (số OXH từ 0 lên + 2)
2Fe(OH)2 + O2 + (2n-4)H2O → 2Fe2O3.nH2O (4)
Chất oxi hoá: O2(số OXH từ 0 xuống - 2); Chất khử: Fe(OH)2 (số OXH từ +2 lên +3)
Bài tập 12.15.
Phản ứng (2) là phản ứng oxi hoá – khử do có sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tố C
Cân bằng PTHH:
C6H12O6 vừa là chất oxi hoá; vừa là chất khử.
Bài tập 12.16.
Bài tập 12.17.
a) Ta có: số mol manganese (II) sulfate = 3,02 : 151 = 0,02 mol
PTHH: 10KI + 2KMnO4 + 8H2SO4→ 5I2 + 2MnSO4 + 6K2SO4 + 8H2O
0,1 mol ← 0,05 mol ← 0,02 mol
Khối lượng iodine tạo thành: 0,05. 127.2 = 12,7g
b) Khối lượng potassium iodide đã tham gia phản ứng: 0,1. (39+127) = 16,6 g.
Bài tập 12.18.
nFe = 14 : 56 = 0,25 mol
10Fe + 6KMnO4 + 24H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 3K2SO4 + 6MnSO4 + 24H2O
0,25 mol 0,15 mol
Thể tích dung dịch KMnO4 1 M đã phản ứng là 0,15 : 1 = 0,15 (L) = 150 mL.
Bài tập 12.19.
$n_{NO_{2}}=\frac{2,479}{24,79}$=0,1 (mol)
$n_{Fe(NO_{3})_{3}}=\frac{72,6}{242}$= 0,3 (mol)
FexOy + (6x - 2y) HNO3 → x Fe(NO3)3 + (3x - 2y) NO2 + (3x - y) H2O
THeo PTHH và dữ kiện đề bài ta có: 0,1.x = 0,3. (3x - 2y) $\Rightarrow \frac{x}{y}=\frac{3}{4}$
Công thức của iron oxide: Fe3O4
Bài tập 12.20.
Muốn biết lái xe có vi phạm luật hay không cần phải tính hàm lượng ethanol trong máu người lái xe, sau đó so sánh với tiêu chuẩn cho phép để kết luận.
a) Phương trình hoá học của phản ứng chuẩn độ xảy ra:
3C2H5OH + K2Cr2O7 + 4H2SO4 → 3CH3CHO + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
Số mol ethanol = 3.n(K2Cr2O7) = 3.0,01.0,02 = 0,0006 mol.
C% (ethanol) = $\frac{46 × 0,006}{25}.100%$ = 0,11 % > 0,02 % = Vậy người lái xe phạm luật.