Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Sau bài học này, HS:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về việc phân biệt đâu là nguồn nước sạch, đâu là nguồn nước bị ô nhiễm. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS kể tên các nguồn nước và phân biệt đâu là nguồn nước sạch, đâu là nguồn nước ô nhiễm. - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét chung, đưa ra kết luận: Có nhiều nguồn nước khác nhau như nước sông, nước suối, nước máy,… trong đó nước máy là nước sạch; nước sông, nước suối thường bị ô nhiễm. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Sự ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước. Một số cách làm sạch nước. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước a. Mục tiêu: HS nêu được một số nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát các hình 1. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và cho biết: + Dấu hiệu chứng tỏ nước bị ô nhiễm. + Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và nguyên nhân nào do con người trực tiếp gây ra. - GV mời đại diện 2- 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và đưa ra đáp án: + Dấu hiện chứng tỏ nước bị ô nhiễm: có màu (hình 1a), có mùi thuốc trừ sâu (hình 1b), có rác và chất bẩn (hình 1c), có màu (hình 1d). + Các nguyên nhân gây ô nhiễm: nước thải chưa được xử lí từ nhà máy (hình 1a), con người phun thuốc trừ sâu có chứa chẩ độc hại (hình 1b), con người vứt rác xuống hồ (hình 1c), lũ lụt gây ra (hình 1d). Các nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước do con người trực tiếp gây ra tương ứng trong các hình 1a, 1b và 1c. - GV rút ra kết luận: Các nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước có thể do con người và thiên nhiên gây ra, với các nguyên nhân trực tiếp do con người gây ra thì con người có thể chủ động khắc phục. - GV đặt câu hỏi liên hệ thực tế: + Nêu những nguyên nhân khác gây ô nhiễm nguồn nước. + Kể việc làm ở gia đình hoặc địa phương em đã và đang gây ô nhiễm nguồn nước. - GV mời đại diện 2 -3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét chung, tuyên dương các HS có câu trả lời đúng. Hoạt động 2: Bảo vệ nguồn nước a. Mục tiêu: HS nhận biết được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước, có ý thức bảo vệ nguồn nước. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 6 để tham gia các hoạt động. * HĐ 2.1, 2.2 - GV yêu cầu HS thảo luận, chia sẻ những hiểu biết và suy nghĩ của mình về tác hại của việc sử dụng nước bị ô nhiễm và vì sao phải bảo vệ nguồn nước. - GV mời đại diện 1 – 2 trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và rút ra kết luận: + Các bệnh con người có thể mắc do sử dụng nước bị ô nhiễm: đau mắt, đau bụng, ghẻ lở,… + Nếu không bảo vệ nguồn nước thì con người dễ bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ngoài da và bệnh về mắt,… Vì vậy, cần phải bảo vệ nguồn nước. * HĐ 2.3
|
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, ghi nội dung chính.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: + Phun trào núi lửa, mưa acid, rò rỉ ống nước,… + Bón quá nhiều phân bón cho cây trồng, đổ rác ra cống thoát nước,… - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
|
-------------- Còn tiếp -----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác