Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Sau bài học này, HS:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về ích lợi và tác hại của âm thanh đối với con người. b. Cách thức thực hiện: - GV đặt câu hỏi: + Âm thanh mang lại những ích lợi gì cho cuộc sống? + Âm thanh gây hại cho con người khi nào và làm cách nào để giảm ảnh hưởng của chúng? - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong mô tả cảm nhận của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét chung, chưa chốt đúng sai mà dẫn dắt vào bài học: Âm thanh trong cuộc sống B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Vai trò của âm thanh trong cuộc sống a. Mục tiêu: HS nêu được các ích lợi của âm thanh đối với con người và lấy được các ví dụ minh họa. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình 1. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tìm ra những lợi ích của âm thanh đối với con người. - GV mời đại diện 2 - 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần). - GV đặt câu hỏi: Nêu thêm ví dụ khác về lợi ích của âm thanh. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và đưa ra kết luận: Âm thanh mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Nhờ có âm thanh, chúng ta có thể nói chuyện được với nhau; nghe được những bài hát, bản nhạc; học tập; truyền tin; báo hiệu những nguy hiểm cần tránh,… - GV đặt câu hỏi: Những người khiếm thính không nghe được âm thanh gặp khó khăn gì trong cuộc sống? Hãy đề xuất cách giúp họ vượt qua được khó khăn này. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng. - GV đặt câu hỏi: Âm nhạc giúp ích gì cho em? Em biết những loại nhạc cụ nào? - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét chung, chưa chốt đúng sai mà dẫn dắt HS sang mục 2 của bài học. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách làm một số nhạc cụ phát ra âm thanh a. Mục tiêu: HS nhận biết được bộ phận nào của nhạc cụ rung động thì bộ phận đó phát ra âm thanh. Đồng thời nêu được cách làm bộ phận đó rung động, tức là nêu được cách làm phát ra âm thanh của nhạc cụ đó. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình 2. - GV yêu cầu HS nêu cách làm các nhạc cụ phát ra âm thanh. - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét chung, yêu cầu HS dùng nhạc cụ, thực hiện theo các cách đã đề xuất và tự tìm được cách làm đúng. - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong thực hiện. Các HS khác quan sát, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
|
- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.
- HS trả lời: + Âm thanh giúp con người nghe được tiếng cô giáo giảng bài, tiếng chim hót,... + Nghe âm thanh quá lớn sẽ khiến tai bị khó chịu, vì vậy nên chỉnh âm lượng ở mức vừa nghe. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS quan sát hình.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS trả lời: Âm thanh giúp con người nghe được những bài hát, bản nhạc, học tập, thực hiện theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. - HS lắng nghe, chữa bài. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: Âm thanh giúp con người nói chuyện được với nhau, truyền tin,...
- HS lắng nghe, ghi bài.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: Những khó khăn của người khiếm thính như không nghe được mọi người đang nói gì, không nghe được ca nhạc, không nghe được cô giáo giảng bài,… Các cách giúp người khiếm thính như: ra hiệu bằng cử chỉ, đeo máy trợ thính, viết ra giấy nếu người đó biết chữ,... - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: Âm nhạc giúp em thư giãn, giải trí. Một số loại nhạc cụ em biết: Sáo, đàn ghi-ta, trống, đàn tranh,… - HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị sang mục 2.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS trả lời: + Hình 2a: Làm dây đàn rung động. + Hình 2b: Làm bề mặt trống rung động. + Hình 2c: Làm hơi trong ống sáo rung động. - HS lắng nghe yêu cầu của GV.
|
-------------- Còn tiếp ----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác