Giải chi tiết lịch sử 11 cánh diều mới bài 6 Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Giải bài 6 Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sách lịch sử cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Mở đầu

10 giờ sáng ngày 17-8-1945, lãnh tụ Đảng Dân tộc In-đô-nê-xi-a là Xu-các-nô bước ra bên ngoài ngôi nhà riêng ở số 56 Pê-gang-san Ti-mu (Gia-các-ta) và đọc lời tuyên bố: “Chúng tôi, nhân dân In-đô-nê-xi-a, trịnh trọng tuyên bố nền độc lập của In-đô-nê-xi-a, Các vấn đề liên quan tới chuyển giao chính quyền và các vấn đề khác sẽ được quyết định một cách thận trọng trong thời gian ngắn nhất". Bức thông điệp ngắn gọn này là bản Tuyên ngôn Độc lập của In-đô-nê-xi-a – quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Giải lịch sử 11 Cánh diều mới

Vậy cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở các nước Đông Nam Á đã diễn ra như thế nào? Chế độ thực dân có ảnh hưởng gì đối với các nước thuộc địa ở Đông Nam Á? Quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay diễn ra như thế nào?

1. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á

a, Đông Nam Á hải đảo

Câu hỏi: Tóm tắt nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á hải đảo.

Hướng dẫn trả lời:

  • Phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan xâm lược bắt đầu từ thế kỉ XVII tại In-đô-nê-xi-a, dưới sự lãnh đạo của các vương triều Hồi giáo. Đến đầu thế kỉ XIX, hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô tiến hành cuộc kháng chiến lớn trên đảo Gia-va nhưng thất bại.

Tại Phi-lip-pin, phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bắt đầu từ giữa thế kỉ XVI. Từ thế kỉ XVIII, phong trào đấu tranh của các vương quốc Hồi giáo khiến quân Tây Ban Nha chịu nhiều thiệt hại.

b. Đông Nam Á lục địa

Câu hỏi: Tóm tắt nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Mi-an-ma và ba nước Đông Dương.

Hướng dẫn trả lời:

  • Tại Mi-an-ma, các cuộc kháng chiến chống thực dân Anh xâm lược (1824 – 1826, 1852 và 1885) đã diễn ra mạnh mẽ. Đến năm 1885, sau sáu thập kỉ, người Anh mới xâm chiếm được toàn bộ Mi-an-ma.
  • Tại Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra quyết liệt trong gần ba thập kỉ (1858 – 1884), gây cho quân Pháp nhiều tổn thất nặng nề.
  • Tại Cam-pu-chia, sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền bảo hộ của Pháp (1863), nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân
  • nổ ra như cuộc khởi nghĩa của hoàng thân Xi-vô-tha (1861 – 1892), của A-cha Xoa (1863-1866),...
  • Tại Lào, phong trào chống Pháp bùng nổ mạnh mẽ sau khi hiệp ước bảo hộ của thực dân Pháp được kí vào năm 1893.

2. Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4, trình bày các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trên đường thời gian.

Hướng dẫn trả lời:

- Cuối thế kỉ XIX đến 1920:

  • Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến do giai cấp phong kiến hoặc nông dân lãnh đạo diễn ra chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
  • Phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản diễn ra sớm nhất ở Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma dưới sự dẫn dắt của các trí thức cấp tiến.

- 1920-1945:

  • Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển đồng thời theo hai khuynh hướng tư sản (do giai cấp tư sản lãnh đạo) và vô sản (do giai cấp vô sản lãnh đạo). Nhiều đảng phái tiến bộ đã ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân bằng cả phương pháp hoà bình và đấu tranh vũ trang.
  • Sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng Đồng minh (1945), nhân dân một số nước như In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào,.. đã tiến hành cách mạng giành độc lập dân tộc.

- 1945-1975:

  • Tại Phi-lip-pin, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, diễn ra đấu tranh yêu cầu các nước thực dẫn phương Tây trao trả độc lập.
  • Trên bán đảo Đông Dương, nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược của Pháp và Mỹ cho đến năm 1975.

3. Thời kì tái thiết và phát triển sau khi giành được độc lập

a. Những ảnh hưởng của chế độ thực dân

Câu hỏi: Nêu ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các thuộc địa Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Hướng dẫn trả lời:

- Thành tựu: gắn kết khu vực với thị trường thế giới, du nhập nền sản xuất công nghiệp, xây dựng một số cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hoá như chữ viết, tôn giáo, giáo dục,...

- Hậu quả:

  • Về chính trị – xã hội, chính sách “chia để trị” của thực dân phương Tây là một trong những nguyên nhân dẫn tới xung đột sắc tộc, tôn giáo, vùng miền gay gắt ở các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời gây ra nhiều tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực.
  • Về kinh tế, chế độ thực dân để lại một hệ thống cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu. Phần lớn các nước trong khu vực bị biến thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá của phương Tây.
  • Về văn hoá, thực dân phương Tây áp đặt nền văn hoá nô dịch, thi hành chính sách ngu dân và hạn chế hoạt động giáo dục đối với nhân dân các nước thuộc địa.

- Tại Việt Nam, việc người Pháp chia nước ta thành ba kì với ba chế độ chính trị khác nhau, lập ra nhiều xứ tự trị, đã làm phức tạp các mối quan hệ vùng miền, tôn giáo, tộc người. Chính sách thuế khóa nặng nề và độc quyền nhiều loại hàng hoá, dịch vụ làm cho nền kinh tế Việt Nam què quặt, nghèo nàn, phụ thuộc vào chính quốc. 

b. Quá trình tái thiết và phát triển

Câu hỏi: Tóm tắt nét chính về quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á.

Hướng dẫn trả lời:

  • Từ những năm 60 của thế kỉ XX, 5 nước sáng lập ASEAN triển khai chính sách công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu với mục tiêu nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Những năm 70 của thế kỉ XX, nhóm nước sáng lập ASEAN bắt đầu thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu. Chính sách này đã tạo ra bước phát triển kinh tế, xã hội mới, thay đổi bộ mặt của nhiều nước trong khu vực.
  • Đối với ba nước Đông Dương, cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia mới bắt đầu đẩy mạnh phát triển kinh tế bằng cách từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
  • Tại Mi-an-ma, từ những năm 60 của thế kỉ XX, quá trình tái thiết và phát triển đất nước gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2011, một số chính sách cải cách kinh tế, chính trị được tiến hành theo hướng dân chủ hoá, tuy nhiên tình hình Mi-an-ma hiện tại vẫn còn nhiều bất ổn.
  • Tại Bru-nây, sau khi tuyên bố độc lập, chính phủ đã thi hành nhiều chính sách nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào nước Anh. Hệ thống luật pháp hiện đại được xác lập. Nền kinh tế độc lập từng bước được phát triển, đặc biệt là ngành chế biến dầu mỏ. GDP bình quân đầu người của Bru-nây năm 2021 đạt 31 723 USD.
  • Tại Ti-mo Lét-te, sau khi tuyên bố độc lập năm 2002, chính phủ mới đã thi hành nhiều chính sách nhằm ổn định tình hình chính trị, phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên xung đột phe nhóm và các cuộc đảo chính quân sự đang gây ra nhiều vấn đề bất ổn cho Ti-mo Lét-te.

Luyện tập

Câu hỏi 1: Hoàn thành bảng về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1975 theo các nội dung sau:

Giai đoạnLực lượng lãnh đạoHình thức đấu tranhKết quả, ý nghĩa
Cuối thế kỉ XIX-1920   
1920-1945   
1945-1975   

Hướng dẫn trả lời:

iai đoạn
Lực lượng lãnh đạoHình thức đấu tranhKết quả, ý nghĩa
Cuối thế kỉ XIX-1920

- Nông dân

- Trí thức cấp tiến

Đấu tranh vũ trang

 

- Phần lớn thất bại

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chống giặc ngoại xâm, khát vọng độc lập, tự do của nhân dân các nước.

1920-1945

- Giai cấp vô sản

- Giai cấp tư sản

Phương pháp hoà bình và đấu tranh vũ trang

- Một số nước dành được độc lập.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chống giặc ngoại xâm, khát vọng độc lập, tự do của nhân dân các nước.

1945-1975

- Giai cấp vô sản

- Giai cấp tư sản

Phương pháp hoà bình và đấu tranh vũ trang

- Các cuộc kháng chiến ở các quốc gia lần lượt giành thắng lợi.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chống giặc ngoại xâm, khát vọng độc lập, tự do của nhân dân các nước.

 

Câu hỏi 2. Trình bày nội dung cơ bản của lịch sử Đông Nam Á trong thế kỉ XX.

Hướng dẫn trả lời:

Lịch sử Đông Nam Á trong thế kỉ XX chủ yếu xoay quang các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Bên cạnh đó là công cuộc tái thiết các quốc gia sau chiến tranh.

- Một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới:

  • Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc phát triển hầu khắp ở các nước Đông Nam Á.
  • Phong trào đấu tranh có nhiều tiến bộ rõ rệt cùng với sự phát triển và lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.
  • Một số chính đảng tư sản ở Đông Nam Á ra đời.
  • Dưới sự lãnh đạo của các Đảng cộng sản, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á diễn ra sôi nổi và quyết liệt.

-  Quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á:

  • Từ những năm 60 của thế kỉ XX, 5 nước sáng lập ASEAN triển khai chính sách công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu với mục tiêu nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Những năm 70 của thế kỉ XX, nhóm nước sáng lập ASEAN bắt đầu thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu. Chính sách này đã tạo ra bước phát triển kinh tế, xã hội mới, thay đổi bộ mặt của nhiều nước trong khu vực.
  • Đối với ba nước Đông Dương, cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia mới bắt đầu đẩy mạnh phát triển kinh tế bằng cách từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
  • Tại Mi-an-ma, từ những năm 60 của thế kỉ XX, quá trình tái thiết và phát triển đất nước gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2011, một số chính sách cải cách kinh tế, chính trị được tiến hành theo hướng dân chủ hoá, tuy nhiên tình hình Mi-an-ma hiện tại vẫn còn nhiều bất ổn.
  • Tại Bru-nây, sau khi tuyên bố độc lập, chính phủ đã thi hành nhiều chính sách nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào nước Anh. Hệ thống luật pháp hiện đại được xác lập. Nền kinh tế độc lập từng bước được phát triển, đặc biệt là ngành chế biến dầu mỏ. GDP bình quân đầu người của Bru-nây năm 2021 đạt 31 723 USD.
  • Tại Ti-mo Lét-te, sau khi tuyên bố độc lập năm 2002, chính phủ mới đã thi hành nhiều chính sách nhằm ổn định tình hình chính trị, phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên xung đột phe nhóm và các cuộc đảo chính quân sự đang gây ra nhiều vấn đề bất ổn cho Ti-mo Lét-te.

Vận dụng

Câu hỏi 3. Tìm hiểu về một nhân vật lịch sử có đóng góp trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á và giới thiệu với thầy cô, bạn học.

Hướng dẫn trả lời:

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người đã trải qua cuộc hành trình suốt 30 năm, qua các đại dương và châu lục, lăn lộn trong thực tiễn đấu tranh, tiếp xúc với mọi người lao động nghèo khổ, dù khác màu da, tiếng nói nhưng cùng chung một cảnh ngộ bị áp bức đọa đầy, cùng chung một kẻ thù là đế quốc thực dân, cùng có một khát vọng giải phóng mình khỏi thân phận nô lệ, giành lại độc lập, tự do và nhân phẩm con người. Người đã lãng đạo nhân dân ta đứng lên đấu tranhm giải phóng dân tộc. Cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam với những đỉnh cao đó trong thời đại Hồ Chí Minh đã đưa dân tộc Việt Nam đứng vào hàng ngũ các dân tộc tiên phong chống ách áp bức thống trị của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. Việt Nam đã lan tỏa sức mạnh cách mạng giải phóng dân tộc đến tất cả những quốc gia đang bị áp bức, bóc lột. Qua đó cổ vũ, thức tỉnh và thúc đẩy các  phong trào đấu tranh của các dân tộc bị áp bức chống đế quốc, thực dân.
Tìm kiếm google: Giải lịch sử 11 cánh diều bài 6, giải lịch sử 11 sách cánh diều bài 6, Giải bài 6 Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á,bài 6 Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 11 Cánh diều mới

CHỦ ĐỀ 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHÚ NGHĨA TƯ BẢN

CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG


Copyright @2024 - Designed by baivan.net