Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực địa lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu hs thảo luận theo cặp đôi và hoàn thành bảng KWL:
K(Hãy chia sẻ những điều em biết về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.) | W(Hãy chia sẻ những điều em muốn biết về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.) | L(Hãy chia sẻ những điều em đã học được về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.) |
|
|
|
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết trả lời câu hỏi, hoàn thành cột KW
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
K(Hãy chia sẻ những điều em biết về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.) | W(Hãy chia sẻ những điều em muốn biết về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.) | L(Hãy chia sẻ những điều em đã học được về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.) |
- Việt Nam nằm ở châu Á, thuộc khu vực Đông Nam Á. - Viêt Nam giáp với biển Đông | - Toạ độ và vị trí tiếp giáp của lãnh thổ Việt Nam - Phạm vi lãnh thổ Việt Nam - Ảnh hưởng của vị trí địa lí tới tự nhiên và đời sống. |
|
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Vị trí địa lí và phạm lãnh thổ có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành đặc điểm tự nhiên của một lãnh thổ. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đã khiến cho thiên nhiên Việt Nam mang những đặc điểm chung của thiên nhiên vùng nhiệt đới, đồng thời cũng có những sắc thái riêng, khác với các nước, các khu vực có cùng vĩ độ. Vậy vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Hoạt động 1: Vị trí địa lí
– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam.
- Xác định được vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi đặt câu hỏi: + Trình bày vị trí địa lí của Việt Nam. + Xác định hệ toạ độ địa lí của nước ta trên bản đồ hành chính Việt Nam (trang 92). - GV cho HS sử dụng bản đồ khu vực Đông Nam Á để xác định và trình bày vị trí địa lí của Việt Nam. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. - GV chuẩn bị bản đồ hành chính Việt Nam trao tưởng giúp HS dễ dàng xác định được toạ độ địa lí của nước ta. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. - GV mở rộng: + Hệ toạ độ địa lí trên đất liền của nước ta: · Cực Bắc: 23°23'B (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) · Cực Nam: 8°34′B (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) · Cực Tây: 10209'Đ (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) · Cực Đông: 109°28′Đ (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà) + Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới ở bán cầu Bắc, gần sát với chí tuyến Bắc và ở vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa, các luồng sinh vật. + Do nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương, nên Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn. + Ở vị trí gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, với Mi-an-ma, Thái Lan, Lào và Cam-pu-chia ở phía tây: Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a ở phía nam Phi-líp-pin ở phía đông, Việt Nam có ưu thế rõ rệt là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. + Việt Nam còn nằm trên những tuyến đường biển quốc tế đi từ Ấn Độ Dương lên Bắc Thái Bình Dương, từ bán đảo Đông Dương đến các quần đảo của châu Đại Dương, ăn ngũ ngã tư đường biển trọng yếu. - Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước ta có diện tích biến khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông, Việt Nam là quốc gia có chỉ số biến cao, cứ 100 km diện tích biển tương ứng 1 km đất liền, nên biển có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. => Vị trí địa lí đã tạo thuận lợi cho nước ta hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới trong xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoả nền kinh tế thế giới. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Vị trí địa lí - Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. - Nước ta nằm ở vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc; trong khu vực châu Á gió mùa; nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương, liền kề với các vành đai sinh khoáng - Phần đất liền nước ta trải dài từ khoảng vĩ độ 23°23' B đến vĩ độ 8°34 B và từ khoảng kinh độ 109°28'Đ đến kinh độ 102°09 Đ. - Vùng biển kéo dài tới khoảng vĩ độ 6°50’ B và từ khoảng kinh độ 101°Đ đến trên 117°20 Đ tại Biển Đông. - Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, là câu nối giữa các nước Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. |
Hoạt động 2: Phạm vi lãnh thổ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS làm việc theo cặp và sử dụng KTDH "Chúng em biết 3". + GV giao nhiệm vụ :Đọc thông tin mục 2, hãy chọn ra 3 điểm về phạm vi lãnh thổ Việt Nam để trình bày trước lớp. · HS làm việc cá nhân (3 phút), sau đó thảo luận cặp đôi (3 phút). · Đại diện các cặp đôi trình bày về 3 điểm đã lựa chọn. - GV yêu cầu HS dựa vào hình 1.1: + Cho biết phân đất liền của nước ta tiếp giáp với các nước và biển nào. Mô tả hình dạng lãnh thổ phần đất liền của nước ta. + Cho biết vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biên của các nước nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc: + Phần đất liền của nước ta tiếp giáp với các nước: Trung Quốc, Lào, Cam pu-chia và nằm kề Biển Đông, + Phần đất liền của nước ta có hình chữ S, kéo tại khoảng 15 vi độ và hợp ngang. + Vùng biển của nước ta tiếp giáp với vùng biển của các nước. Trung Quốc, Phi líp-pin, Bru này, Ma lai xi a, Xin ga po, In đô nê xi a, Thái Lan, Cam pu chia. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chuẩn hoá kiến thúc sau phần trình bày của HS và chốt kiến thức trọng tâm của mục. - GV chuyển sang Hoạt động mới. | 2: Phạm vi lãnh thổ - Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. + Vùng đất của nước ta bao gồm toàn bộ phần đất liền và các đảo, quần đảo trên Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. · Phần đất liền có hình chữ S, kéo dài 15 vĩ độ và hợp ngang. · Nước ta có tổng diện tích đất của các đơn vị hành chính là 331 344 km2 . · Đường biên giới trên đất liền của nước ta dài hơn 4 600 km. + Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2. + Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ nước ta.
|
Hoạt động 3: Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm (4hs/nhóm) thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn và thực hiện nhiệm vụ: Đọc thông tin mục 3, quan sát hình 1.I, hãy phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm khí hậu sinh vật và đất ở nước ta.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình 1.1, thảo luận nhóm và hoàn thành sơ đồ. Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa. Tập trung vào câu hỏi đặt ra. Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng 5 phút. Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời. Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0).
| 3. Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. + Khí hậu nóng ẩm, một năm có thường có bão. + Sinh vật: hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển; thành phân loài sinh vật trên cạn và dưới nước phong phú, đa dạng. + Đất: điển hình là đất feralit. - Thiên nhiên phân hoá đa dạng. + Khí hậu có sự phân hoá theo hai mùa, chiều bắc - nam, đông - tây + Sự phân hoá của khí hậu dẫn đến sự phân hoá của sinh vật và đất.
|
--------------Còn tiếp-------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác