Soạn mới giáo án Mĩ thuật 8 KNTT bài 7: Một số trường phái mĩ thuật phương tây thời kì hiện đại (2 tiết)

Soạn mới Giáo án mĩ thuật 8 kết nối bài Một số trường phái mĩ thuật phương tây thời kì hiện đại (2 tiết). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 4: MĨ THUẬT THẾ GIỚI THỜI KÌ HIỆN ĐẠI (4 TIẾT)

BÀI 7: MỘT SỐ TRƯỜNG PHÁI MĨ THUẬT PHƯƠNG TÂY THỜI KÌ HIỆN ĐẠI (2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hiểu được sơ lược về mĩ thuật phương Tây thời kì hiện đại.
  • Phân tích và so sánh về sự khác nhau giữa các trường phái Ấn tượng, Lập thể, Biểu hiện; vận dụng được đặc điểm một trường phái vẽ theo yêu cầu bài học.
  • Sưu tập được hình ảnh một số tranh của trường phái nghệ thuật em yêu thích.
  • Có ý thức tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới để làm giàu văn hoá dân tộc.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Phân tích, so sánh về sự khác nhau giửa các trường phái Ấn tượng, Lập thể, Biểu hiện; vận dụng được đặc điểm nổi bật trường phái vẽ theo yêu cầu bài học.
  • Sưu tầm hình ảnh một số tranh của trường phái nghệ thuật em yêu thích.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới để làm giàu văn hoá dân tộc.
  • Biết được đặc điểm tạo hình của một số trường phái nghệ thuật hiện đại, từ đó có thể lựa chọn thể hiện trong thực hành, sáng tạo.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Mĩ thuật 8.
  • Hình ảnh, clip giới thiệu một số trường phái mĩ thuật hiện đại.
  • Hình ảnh tác phẩm mĩ thuật của một số trường phái mĩ thuật phương Tây thời kì hiện đại.
  • Sản phẩm mĩ thuật để minh hoạ, phân tích cách thể hiện cho học sinh quan sát trực tiếp.
  • Một số SPMT theo phong cách của một số trường phái nghệ thuật.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Mĩ thuật 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết đến một số trường phái của mĩ thuật phương Tây thời kì hiện đại.

- Thông qua phân tích một số tác giả, tác phẩm, HS biết được đặc điểm tạo hình của một số trường phái mĩ thuật phương Tây thời kì hiện đại.

  1. Nội dung:

- HS tìm hiểu về một số trường phái nghệ thuật qua phân tích tác phẩm mĩ thuật tiêu biểu và dấu hiệu nhận biết.

- HS nhận biết được sự thể hiện của các yếu tố tạo hình trong tác phẩm.

  1. Sản phẩm: Có kiến thức cơ bản, đơn giản về đặc điểm tạo hình của một số trường phái mĩ thuật phương Tây hiện đại qua tên gọi, đặc trưng tạo hình.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm:

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về trường phái Ấn tượng.

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về trường phái Lập thể.

+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về trường phái Biểu hiện.

- GV yêu cầu các nhóm quan sát, tìm hiểu phong cách tạo hình một số tác phẩm mĩ thuật hiện đại của 3 trường phái và trả lời câu hỏi SHS tr.29, 30:

+ Các yếu tố tạo hình nét, màu sắc, bố cục,… được thể hiện như thế nào trong tác phẩm?

+ Các tác phẩm trong cùng một trường phái có sự khác nhau như thế nào?

+ Hãy tìm hiểu tác giả, tác phẩm tiêu biểu ở mỗi trường phái nghệ thuật em yêu thích.

- GV gợi ý HS tìm hiểu về một trường phái nghệ thuật qua các yếu tố:

+ Tên trường phái.

+ Đặc điểm qua các yếu tổ tạo hình.

+ Thông tín về tác giả và tác phẩm (tên, thời gian, đặc điểm tạo hình, phong cách,...).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động thảo luận của của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh câu trả lời của các nhóm.

- GV kết luận:

+ Trường phái Ấn tượng:

  • Những tác phẩm thuộc trường phái Ấn tượng thường có bố cục thoáng, sự kết hợp giữa các màu phong phú, thể hiện sự đa dạng của ánh sáng trong tranh,...
  • Một số hoạ sĩ tiêu biểu: Clô-đơ Mônê (Claude Monet) với tác phẩm Ấn tượng mặt trời mọc (Impression, Sunrise),...; Ca-mi-li Pi-xa-rô (Camiille Pissarro) với tác phẩm Phong cảnh ở Pôn-tôi-sơ (Landscape at Pontoise),....

Tác phẩm Phong cảnh ở Pôn-tôi-sơ (Ca-mi-li Pi-xa-rô)

+ Trường phái Lập thể:

  • Trong tác phẩm của trường phái Lập thể, đối tượng không được phản ánh ở một góc nhìn cố định mà được thể hiện thành nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau và được kết hợp trong một hình thức không cụ thể,...
  • Một số nghệ sĩ tiêu biểu: Páp-lô Pi-cát-xô (Pablo Picasso), là một hoạ sĩ và nhà điêu khắc, với tác phẩm Chiến tranh (Guernica),... Gioóc-giơ Ba-rắc (Georges Braque) với tác phẩm Những cây lớn (The Large Trees),...

Tác phẩm Chiến tranh (Páp-lô Pi-cát-xô)

+ Trường phái Biểu hiện:

  • Tác phẩm của trường phái Biểu hiện phản ánh thế giới từ một góc nhìn chủ quan, tạo hiệu ứng cảm xúc nhằm gợi lên tâm trạng, ý tưởng của một cá nhân, nhóm người, hoặc thể hiện cảm xúc của chính người hoạ sĩ theo một trải nghiệm nào đó.
  • Một số hoạ sĩ tiêu biểu: Ét-va Mun (Edward Munch) với tác phẩm Tiếng thét (The Scream),...; Mác Sa-ga (Marc Chagall) với tác phẩm Người kéo vĩ cầm (The Fiddler),...

Tác phẩm Tiếng thét (Ét-va Mun)

- GV chuyển sang nội dung mới.

HOẠT ĐỘNG 2: THỂ HIỆN

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết cách khai thác đặc điểm tạo hình trường phái nghệ thuật mình yêu thích trong thực hành, sáng tạo.

- Thực hiện một SPMT mô phỏng đặc điểm riêng của trường phái nghệ thuật mình yêu thích.

  1. Nội dung:

- HS tham khảo các bước thực hiện SPMT thể hiện dấu hiệu nhận biết một trường phái nghệ thuật.

- HS thực hiện được SPMT theo hình thức yêu thích.

  1. Sản phẩm: SPMT mô phỏng đặc điểm riêng của một trường phái nghệ thuật.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Quan sát tranh của hoạ sĩ Roi Lích-ten-xtai (Roy Lichtenstein) và tìm hiểu các bước gợi ý khai thác trường phái lập thể trong thể hiện một SPMT

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đối chiếu những TPMT trong tranh của hoạ sĩ Roi Lích-ten-xtai, SHS tr.31 để làm rõ hơn yếu tố mô phỏng:

- GV cho HS tìm hiểu cách thể hiện SPMT mô phỏng theo phong cách của trường phái Lập thể SHS tr.31 và đặt câu hỏi: Hãy trình bày các bước gợi ý khai thác tạo hình của trường phái Lập thể trong thể hiện một số SPMT?

      

      

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu các bước gợi ý khai thác trường phái lập thể trong thể hiện một SPMT.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận.

- GV mời đại diện HS trình bày.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Mô phỏng một sản phẩm mĩ thuật 2D hoặc 3D để thể hiện theo phong cách một trường phái hiện đại mà em thích

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hành: Mô phỏng một sản phẩm mĩ thuật 2D hoặc 3D để thể hiện theo phong cách một trường phái hiện đại mà em thích.

- GV giúp HS lựa chọn trường phái nghệ thuật cần thực hiện SPMT mô phỏng qua gợi ý:

+ Về tạo hình: lên ý tưởng và lựa chọn những hình về thể hiện đặc điểm riêng, dấu hiệu đặc trưng của trường phái.

+ Màu sắc: tìm hoà sắc chung, cá tính đại điện theo một tác phẩm cụ thể trong trường phái nghệ thuật.

+ Chủ để: lựa chọn chủ đề phù hợp với suy nghĩ, khả năng liên tưởng và kĩ năng thực hiện của bản thân.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hành mô phỏng một sản phẩm mĩ thuật 2D hoặc 3D theo phong cách một trường phái hiện đại mà em thích dựa trên sự hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày SPMT.

- GV hướng dẫn HS hoàn thành bài mô phỏng sản phẩm mĩ thuật 2D hoặc 3D.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Thể hiện

2.1. Quan sát tranh của hoạ sĩ Roi Lích-ten-xtai (Roy Lichtenstein) và tìm hiểu các bước gợi ý khai thác trường phái lập thể trong thể hiện một SPMT

Các bước gợi ý khai thác trường phái lập thể trong thể hiện một SPMT:

+ Bước 1: Xây dựng bố cục khái quát.

+ Bước 2: Vẽ phác hình.

+ Bước 3: Kéo dài các nét trong hình vẽ theo dạng đường thẳng giao cắt nhau tạo thành các ô hình khác nhau.

+ Bước 4: Vẽ nét đen và vẽ màu vào các ô đã tạo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2. Mô phỏng một sản phẩm mĩ thuật 2D hoặc 3D để thể hiện theo phong cách một trường phái hiện đại mà em thích

- HS thực hành vẽ bài.

 

 

--------------Còn tiếp--------------

Soạn mới giáo án Mĩ thuật 8 KNTT bài 7: Một số trường phái mĩ thuật phương tây thời kì hiện đại (2 tiết)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án mĩ thuật 8 kết nối mới, soạn giáo án mĩ thuật 8 kết nối bài Một số trường phái mĩ thuật phương tây thời kì hiện đại (2 tiết), giáo án mĩ thuật 8 kết nối

Soạn mới giáo án mĩ thuật 8 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay