BÀI 13: CỐ ĐÔ HUẾ
(25 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1. Cố đô Huế ngày nay thuộc tỉnh nào?
- Nghệ An.
- Thừa Thiên Huế.
- Quảng Nam.
- Tây Nguyên.
Câu 2. Đâu không phải là địa danh của thành phố Huế?
- Cầu Tràng Tiền.
- Núi Ngự Bình.
- Phố cổ Hội An.
- Lăng Tự Đức.
Câu 3. Đâu là công trình kiến trúc cổ kính của Huế?
- Kinh thành Huế.
- Thành Hóa Châu.
- Điện Hòn Chén.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4. Dòng sông Hương có tốc độ chảy như thế nào?
- Nhanh và mạnh.
- Chầm chậm.
- Gấp gáp.
- Cuồn cuộn.
Câu 5. Hệ thống thành lũy tự nhiên đồ sộ, kiên cố để bảo vệ Kinh thành Huế là?
- Núi Trường Sơn.
- Núi Ngự Bình.
- Núi Tà Đùng.
- Núi Ngọc Linh.
Câu 6. Chùa Thiên Mụ còn có tên gọi khác là?
- Chùa Linh Mụ.
- Chùa Bái Đính.
- Chùa Một Cột.
- Chùa Linh Ứng.
Câu 7. Chùa Thiên nằm ở phía nào của thành phố Huế?
- Phía bắc.
- Phía nam.
- Phía tây.
- Phía đông.
Câu 8. Kinh thành Huế được xây dựng cách đây bao nhiêu năm?
- 100 năm.
- 200 năm.
- 300 năm.
- 400 năm.
Câu 9. Ba vòng thành của Kinh thành Huế lần lượt là?
- Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành.
- Long thành, Đại thành và Cấm thành.
- Kinh thành, Đại thành và Tử Cấm thành.
- Long thành, Ngọc thành và Cấm thành.
Câu 10. Để bảo tồn và gìn giữ giá trị của Cố đô Huế, chúng ta cần phải?
- Trồng nhiều cây xanh.
- Quảng bá hình ảnh của Cố đô Huế.
- Giữ gìn vệ sinh khi tham quan.
- Tất cả các đáp án trên.
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1. Cố đô Huế gắn liền với triều đại phong kiến nào?
- Triều Nguyễn.
- Triều Trần.
- Triều Hậu Lê.
- Triều Lí.
Câu 2. Sông Hương bắt nguồn từ dãy núi nào?
- Núi Ngự Bình.
- Núi Tà Đùng.
- Núi Trường Sơn.
- Núi Ngọc Linh.
Câu 3. Tại sao người dân lại đặt cho dòng sông Hương cái tên thơ mộng như vậy?
- Vì người dân đem những cách hoa thơm bỏ xuống dòng sông khiến nó có một mùi thơm tự nhiên.
- Vì dòng sông mang một mùi thơm tự nhiên từ cánh rừng thảo mộc vào thành phố.
- Cả A và B đều đúng.
- Cả A và B đều sai.
Câu 4. Chùa Thiên Mụ được xếp vào loại?
- Bảo vật quốc gia.
- Di sản văn hóa phi vật thể.
- Di sản thiên nhiên.
- Di tích lịch sử - văn hóa.
Câu 5. Chùa Thiên Mụ nằm trên ngọn đồi nào?
- Đồi Hà Khê.
- Đồi Tân Cương.
- Đồi Thanh Sơn.
- Đồi Mộc Châu.
Câu 6. Cây cầu bắc qua dòng sông Hương là?
- Cầu Ngọc Hà.
- Cầu Long Biên.
- Cầu Sài Gòn.
- Cầu Tràng Tiền.
Câu 7. Vua Tự Đức đổi tên lăng Vạn Niên Cơ là?
- Thuận Huy.
- Kiêm Cung.
- Trường Du.
- Vĩnh Thiệu.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1. Kinh thành Huế được xây dựng vào giai đoạn nào?
- 1780 – 1800.
- 1800 – 1810.
- 1805 – 1832.
- 1810 – 1822.
Câu 2. Cố đô Huế được xây dựng từ thời vua nào?
- Vua Gia Long.
- Vua Minh Mạng.
- Vua Thiệu Trị.
- Vua Tự Đức.
Câu 3. Cổng chính của Hoàng thành được gọi là?
- Tam Môn.
- Chính Môn.
- Văn Môn.
- Ngọ Môn.
Câu 4. Cung điện mà Hoàng Thái hậu Từ Dũ ở là?
- Cung Khôn Thái.
- Cung Diên Tho.
- Cung Trường Sanh.
Câu 5. Năm 1993, công trình kiến trúc nào được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới?
- Chùa Tây Phương.
- Cố đô Huế.
- Văn miếu Quốc tử Giám.
- Cột cờ Hà Nội.
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1. Trả lời câu đố sau: Về thăm xứ Huế mộng mơ, Núi gì lừng tiếng một thời đế kinh – là núi gì?
- Núi Chúa.
- Núi Ngự Bình.
- Núi Đại Lĩnh.
- Núi Hồng Sơn.
Câu 2. Tòa thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó nằm ở đâu?
- Gần cửa biển Thuận An.
- Bên bờ sông Hương.
- Bên chùa Thiên Mụ.
- Bên núi Ngự Bình.
Câu 3. Tại sao sông Hương lại là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho thành phố Huế?
- Sông Hương mang trong mình nét thơ mộng, tô điểm cho sự cổ kính của vùng đất Huế.
- Sông Hương nằm ở vị trí trung tâm của thành phố Huế.
- Sông Hương chảy khắp thành phố huế, mang nguồn nước tưới mát tới mọi nhà.
- Sông Hương có nhiều tên gọi như: Hương Trà, Linh Giang, Yên Lục...