BÀI 15: THIÊN NHIÊN VÙNG TÂY NGUYÊN
(25 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1. Điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên?
- Giáp biển với biển Đông.
- Phía đông giáp với vùng Duyên hải miền Trung.
- Giáp miền Lào và Cam-pu-chia.
- Có các cao nguyên rộng lớn.
Câu 2. Tây Nguyên có bao nhiêu tỉnh?
- 4 tỉnh.
- 5 tỉnh.
- 6 tỉnh.
- 7 tỉnh.
Câu 3. Đây không phải là tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên?
- Kon Tum.
- Lâm Đồng.
- Gia Lai.
- Đà Nẵng.
Câu 4. Tây Nguyên có đặc điểm địa hình như thế nào?
- Cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.
- Địa hình bằng phẳng, có hệ thống sông ngòi chằng chịt.
- Có địa hình cao, rộng lớn bao gồm các cao nguyên xếp tầng cao.
- Nằm giữa miền núi và đồng bằng.
Câu 5. Đâu là cao nguyên có độ cao lớn nhất ở Tây Nguyên?
- Kon Tum.
- Lâm Viên.
- Mơ Nông.
- Di Linh.
Câu 6. Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là?
- Mùa mưa và mùa khô.
- Mùa nóng và mùa lạnh.
- Mùa lụt và mùa khô.
- Mùa nóng và mùa lụt.
Câu 7. Mùa khô ở Tây Nguyên kéo dài bao lâu?
- 2 – 3 tháng.
- 3 – 4 tháng.
- 4 – 5 tháng.
- 5 – 7 tháng.
Câu 8. Sông ở Tây Nguyên có đặc điểm như thế nào?
- Sông chảy êm đềm.
- Sông có nhiều thác ghềnh.
- Sông có lượng phù sa lớn.
- Sông hồ bị ngập mặn.
Câu 9. Diện tích rừng có số lượng nhiều nhất ở Tây Nguyên là?
- Rừng khộp.
- Rừng lá kim.
- Rừng tre nứa.
- Rừng rậm nhiệt đới.
Câu 10. Rừng có vai trò như thế nào đối với tự nhiên của vùng Tây Nguyên?
- Rừng giữ đất, giữ nước.
- Rừng điều hòa khí hậu.
- Rừng hạn chế thiên tai.
- Tất cả các đáp án trên.
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1. Địa hình của Tây Nguyên có đặc điểm:
- Địa hình núi cao bị cắt xẻ mạnh.
- Địa hình cao nguyên xếp tầng.
- Địa hình núi xen kẽ với đồng bằng
- Địa hình cao nguyên đá vôi tiêu biểu.
Câu 2. Khó khăn lớn nhất về khí hậu của Tây Nguyên là?
- Thời tiết diễn ra thất thường.
- Mưa nhiều gây ra tình trạng lũ lụt.
- Nhiệt độ trung bình trên 45o tạo ra các hoang mạc.
- Mùa khô kéo dài dẫn đến thiếu nước.
Câu 3. Lợi ích của sông ngòi ở Tây Nguyên là?
- Phát triển thủy điện.
- Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
- Cả A và B đều đúng.
- Cả A và B đều sai.
Câu 4. Khó khăn vào mùa khô ở Tây Nguyên là?
- Thiếu nước gây khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt.
- Mực nước ngầm cao.
- Lượng nước dồi dào cung cấp cho thủy điện.
- Lượng nước ở sông, hồ được bơm đấy.
Câu 5. Hiện tượng ít gặp ở Tây Nguyên là?
- Mưa.
- Sương muối.
- Nắng.
- Gió.
Câu 6. Nhận định sau đúng hay sai: “Tây Nguyên là nơi khởi nguồn của nhiều dòng sông dài”?
- Đúng.
- Sai.
Câu 7. Khí hậu phổ biến nhất ở Tây Nguyên là?
- Nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Cận nhiệt gió mùa.
- Nhiệt đới gió mùa cao nguyên.
- Cận nhiệt gió mùa cao nguyên.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1. Giải pháp nào sau đây không có tác dụng với việc bảo vệ rừng ở Tây Nguyên?
- Ngăn chặn nạn phá rừng, đốt rừng.
- Đẩy mạnh giao đất, giao rừng.
- Phát triển khai thác, chế biến gỗ.
- Khai thác hợp lí đi đôi với trồng rừng.
Câu 2. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở Tây Nguyên là
- Crôm.
- Mangan.
- Sắt.
- Bôxit.
Câu 3. Diện tích rừng ở Tây Nguyên đứng thứ mấy cả nước?
- Đứng thứ nhất.
- Đứng thứ hai.
- Đứng thứ ba.
- Đứng thứ tư.
Câu 4. Địa danh nổi tiếng của cao nguyên Lâm Viên – Tây Nguyên là?
- Bản Cát.
- Đà Lạt.
- Tam Đảo.
- Thác Bạc.
Câu 5. Các biện pháp bảo vệ rừng là?
- Ngăn chặn tình trạng phá rừng.
- Khai thác rừng hợp lí.
- Giao rừng cho người dân chăm sóc, bảo vệ.
- Tất cả các đáp án trên.
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1. Đâu không phải là giá trị lớn của sông ngòi ở Tây Nguyên?
- Nhà máy thủy điện.
- Đánh bắt thủy hải sản.
- Cung cấp phù sa cho đất nông nghiệp.
- Cung cấp nước cho người dân.
Câu 2. Rừng khộp Tây Nguyên được phân bố chủ yếu ở tỉnh nào?
- Gia Lai.
- Đắk Nông.
- Lâm Đồng.
- Đắk Lắk.
Câu 3. Địa hình của Tây Nguyên có điểm gì đặc biệt?
- Tây Nguyên không phải cao nguyên duy nhất mà là vùng cao nguyên gồm 9 cao nguyên liền kề.
- Tây Nguyên chỉ có một vùng cao nguyên duy nhất.
- Tây Nguyên là nơi có nhiều dãy núi cao nhất Việt Nam.
- 70% diện tích của Tây Nguyên là sông hồ.