Phiếu trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 16: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá ở vùng Tây Nguyên

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 16: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá ở vùng Tây Nguyên. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 16: DÂN CƯ, HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA Ở VÙNG TÂY NGUYÊN

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1. Đâu là dân tộc sinh sống ở vùng đất Tây Nguyên?

  1. Dân tộc Ba Na.
  2. Dân tộc Ê Đê.
  3. Dân tộc Nùng.
  4. Tất cả các đáp án trên..

Câu 2. Dân cư Tây Nguyên có đặc điểm như thế nào?

  1. Đông dân nhất cả nước, dân cư phân bố đồng đều.
  2. Thưa dân nhất nước ta, dân cư phân bố không đều.
  3. Dân số đứng thứ hai cả nước, dân cư phân bố ở vùng đồng bằng.
  4. Dân cư đứng thứ ba cả nước, dân cư phân bố ở vùng đồng bằng.

Câu 3. Dân cư Tây Nguyên tập trung ở khu vực nào?

  1. Trên các cao nguyên có độ cao dưới 1000m.
  2. Quanh các vùng chân núi.
  3. Các đô thị và ven trục giao thông chính.
  4. Ven các con sông lớn.

Câu 4. Mật độ dân cư ở nơi thấp nhất của Tây Nguyên là bao nhiêu?

  1. 10 người\km2.
  2. 20 người\km2.
  3. 30 người\km2.
  4. 40 người\km2.

Câu 5. Phần lớn diện tích đất của Tây Nguyên là?

  1. Đất đỏ badan.
  2. Đất feralit.
  3. Đất phù sa.
  4. Đất nhiễm mặn.

Câu 6. Đặc tính của đất khu vực Tây Nguyên là?

  1. Đất có nhiều mùn.
  2. Đất phù sa màu mỡ.
  3. Đất nhiễm mặn.
  4. Tới xốp, phì nhiêu.

Câu 7. Khí hậu và diện tích đất của Tây Nguyên phù hợp để trồng cây?

  1. Cây nông nghiệp.
  2. Cây công nghiệp.
  3. Cây bóng mát.
  4. Cây trang trí ngoài trời.

Câu 8. Các hồ thuỷ điện ở vùng Tây Nguyên đem lại lợi ích gì cho người dân?

  1. Là nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô.
  2. Nuôi trồng thuỷ, hải sản.
  3. Tạo cảnh đẹp để phát triển du lịch.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9. Các dân tộc Tây Nguyên thường sống tập trung thành?

  1. Khu đô thị.
  2. Bản thôn.
  3. Buôn làng.
  4. Ngư phủ.

Câu 10. Ngôi nhà chung dùng để sinh hoạt cộng đồng của người dân Tây Nguyên là?

  1. Nhà rông.
  2. Nhà văn hoá.
  3. Nhà sinh hoạt.
  4. Nhà tập thể.

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1. Loại cây nào được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên?

  1. Cây mắc ca.
  2. Cây ca cao.
  3. Cây cà phê.
  4. Cây chè.

Câu 2. Vì sao việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên còn gặp nhiều khó khăn?

  1. Thiếu nước tưới vào mùa khô.
  2. Hệ thống sông hồ dày đặc.
  3. Thị trường tiêu thụ lớn.
  4. Đất đai cằn cỗi, bạc màu.

Câu 3. Đâu không phải là khó khăn trong phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên?

  1. Mùa khô kéo dài sâu sắc thiếu nước nghiêm trọng.
  2. Lao động trong nông nghiệp ít và không có nhiều kinh nghiệm.
  3. Công nghiệp chế biến chưa phát triển.
  4. Thị trường nông sản thiếu ổn định.

Câu 4. Ý nghĩa nào sau đây không đúng với các hồ thủy điện ở Tây Nguyên?

  1. Cung cấp nước tưới cho mùa khô.
  2. Khai thác cho mục đích du lịch.
  3. Phát triển nuôi trồng thủy sản.
  4. Phát triển công nghiệp chế biến.

Câu 5. Quy mô trang trại chăn nuôi bò của Tây Nguyên là?

  1. Quy mô nhỏ.
  2. Quy mô vừa.
  3. Quy mô lớn.
  4. Quy mô siêu lớn.

Câu 6. Đâu không phải là lễ hội đặc sặc của vùng Tây Nguyên?

  1. Lễ hội Cồng Chiêng.
  2. Lễ hội Lồng Tồng.
  3. Lễ hội đua voi.
  4. Lễ tạ ơn cha mẹ.

Câu 7. Theo quan niệm của người Tây Nguyên, nhà rông to, đẹp thể hiện điều gì?

  1. Dân làng giàu có, thịnh vượng.
  2. Vụ mùa tốt tươi.
  3. Người dân sống chan hòa, vui vẻ.
  4. Truyền thống phong phú, đa dạng.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1. Mái nhà của nhà rông được thiết kế mang hình dáng của?

  1. Hình chiếc rìu.
  2. Những cánh quạt.
  3. Hình chiếc lá.
  4. Hình trụ.

Câu 2. Đâu không phải là lợi ích của việc phát triển chăn nuôi gia súc ở Tây Nguyên là?

  1. Đáp ứng nhu cầu nguồn thực phẩm trong và ngoài khu vực.
  2. Xuất khẩu, góp phần nâng cao đời sống của bà con đồng bảo dân tộc.
  3. Giúp diệt trừ các loại cây cỏ có hại cho môi trường sống của người dân.

Câu 3. Người anh hùng N’Trang Lơng đã chiến đấu chống?

  1. Triều đình nhà Thanh – Trung Hoa.
  2. Thực dân Pháp.
  3. Đế quốc Mĩ.
  4. Phát xít Nhật..

Câu 4. Tỉnh có diện tích trồng cây ca phê lớn nhất Tây Nguyên là?

  1. Đắk Lắk.
  2. Mơ Nông.
  3. Pleiku.
  4. Di Linh.

Câu 5. Người anh hùng Tây Nguyên đầu tiên được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Vũ trang nhân dân là?

  1. A Sanh.
  2. Đinh Núp.
  3. N’Trang Lơng.
  4. Bi Năng Tắc.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1. Các cuộc kháng chiến của người dân Tây Nguyên đã thể hiện tinh thần?

  1. Tinh thần cần cù, vượt khó của người dân.
  2. Tinh thần hiếu học của người dân.
  3. Tinh thần đoàn kết đấu tranh giành độc lập.
  4. Tinh thần ngay thẳng, đứng về lẽ phải.

Câu 2. Việc phát triển thuỷ điện ở Tây Nguyên đã gây tác hại như thế nào tới môi trường tự nhiên?

  1. Bảo đảm nguồn nước phục vụ tưới tiêu vào mùa khô.
  2. Làm ngập nhiều diện tích rừng, đất đai, phá vỡ cân bằng sinh thái.
  3. Cải tạo môi trường xung quanh các hồ chứa.
  4. Hạn chế lũ lụt gây ngập úng vào mùa mưa lũ.

Câu 3. Lễ hội được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại là?

  1. Cồng chiêng Tây Nguyên.
  2. Sử thi Tây Nguyên.
  3. Lễ cúng bến nước.
  4. Lễ hội chiêng đồng.

 

 

 

Đáp án trắc nghiệm

Tìm kiếm google: Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 4 cánh diều, bộ trắc nghiệm lịch sử và địa lí 4 cánh diều, trắc nghiệm lịch sử và địa lí 4 cánh diều Bài 16: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá ở vùng Tây Nguyên

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm lịch sử địa lí 4 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net