BÀI 18: THIÊN NHIÊN VÙNG NAM BỘ
(25 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1. Vùng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước?
- Phía bắc.
- Phía đông.
- Phía nam.
- Phía tây.
Câu 2. Vùng Nam Bộ gồm có?
- Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
- Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.
- Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 3. Địa hình của Đông Nam Bộ gồm có?
- Địa hình cao nguyên và đồi núi thấp.
- Đồi thoải lượn sóng và đồng bằng.
- Có nhiều ngọn núi cao trên 1500m.
- Địa hình cao ở vùng phía tây và thâp dần ở phía đông.
Câu 4. Vùng Tây Nam Bộ có địa hình như thế nào?
- Có nhiều dãy núi cao, thung lũng sâu.
- Địa hình đa dạng, từ vùng núi cao tới các cao nguyên, thung lũng.
- Hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
- Bằng phẳng và thấp, nhiều vùng đất ngập nước.
Câu 5. Dòng sông lớn nhất ở Đông Nam Bộ là?
- Sông Đồng Nai.
- Sông Hoàng Hà.
- Sông Hồng.
- Sông Đáy.
Câu 6. Hai dòng sông lớn ở Tây Nam Bộ là?
- Sông Thu Bồn và sông Tiền.
- Sông Vàm Cỏ và sông Dinh.
- Sông Tiền và sông Hậu.
- Sông Mã và sông Nho Quế.
Câu 7. Đông Nam Bộ có những loại đất nào?
- Đất phù sa và đất xám.
- Đất phèn và đất phù sa.
- Đất mặn và đất phèn
- Đất đổ badan và đất xám.
Câu 8. Tây Nam Bộ có những loại đất nào?
- Đất phù sa.
- Đất phèn.
- Đất mặn.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 9. Đông Nam Bộ phù hợp để trồng loại cây nào?
- Cây nông nghiệp.
- Cây công nghiệp.
- Cây cảnh trang trí.
- Cây ăn quả.
Câu 10. Đất ở vùng Tây Nam Bộ phù hợp để trồng?
- Lúa nước.
- Cây cà phê.
- Cây lấy gỗ.
- Cây cao su.
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1. Các hồ lớn được xây dựng ở Đông Nam Bộ nhằm mục đích gì?
- Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
- Điều phối nguồn nước để chống xâm nhập mặn.
- Cả A và B đều đúng.
- Cả A và B đều sai.
Câu 2. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
- Thành phố Hồ Chí Minh
- Long An
- Bình Dương
- Tây Ninh
Câu 3. Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là
- Điều
- Cà phê
- Cao su
- Hồ tiêu
Câu 4. Nguyên nhân tự nhiên dẫn đến việc phát triển thủy lợi ở Đông Nam Bộ là?
- Mùa khô kéo dài, mùa mưa nhiều vùng bị ngấp úng.
- Mạng lưới sông ngòi thưa thới.
- Thiếu nước sinh hoạt vào mua khô.
- Các vùng chuyên canh cần lượng nước lớn.
Câu 5. Tây Nam Bộ còn được gọi là?
- Đồng bằng sông Hồng.
- Đồng bằng sông Hương.
- Đồng bằng sông Đáy.
- Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 6. Đồng bằng sông Cửu Long có mấy cửa sông đổ ra biển?
- 8 cửa sông.
- 9 cửa sông.
- 10 cửa sông.
- 11 cửa sông.
Câu 7. Đồng bằng sông Cửu Long được tạo nên bởi phù sa của sông?
- Đồng Nai.
- Mê Công.
- Thái Bình.
- Sông Hồng.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1. Đâu không phải là khó khăn của vùng Nam Bộ là?
- Mùa mưa kéo dài gây tình trạng thiếu nước ngọt.
- Nước biển lấn sâu vào đất liền gây tình trạng đất nhiễm mặn.
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch và vùng biển rộng.
- Diện tích rừng tự nhiên chiến tỉ lệ thấp.
Câu 2. Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng lớn thứ mất cả nước?
- Thứ nhất.
- Thứ hai.
- Thứ ba.
- Thứ tư.
Câu 3. Các vùng đất nhiễm mặn ở Tây Nam Bộ là?
- Đồng Tháp Mười.
- Kiên Giang.
- Cà Mau.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4. Mạng lưới sông ngòi ở Nam Bộ phát triển tạo thuận lợi cho?
- Giao thông đường thủy.
- Khai thác và nuôi trồng thủy sản.
- Du lịch.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 5. Tài nguyên vùng thềm lục địa của Nam Bộ có?
- Vàng.
- Dầu khí và khí đốt.
- Sắt.
- Than.
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1. Ngọn núi ở vùng Đông Nam Bộ được mệnh là “Đệ nhất thiên sơn” là ngọn núi nào?
- Núi Bà Đen.
- Núi Chứa Chan.
- Núi Cậu.
- Núi Mây Tào.
Câu 2. Hồ thủy lợi có tác dụng điều phối nước để chống xâm nhập mặn là?
- Hồ Thác Mơ.
- Hồ Trị An.
- Hồ Dầu Tiếng.
- Hồ Sài Gòn.
Câu 3. Tác hại của việc bị xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là?
- Hàng nghìn ha lúa bị hư hỏng.
- Thiếu nước ngọt sinh hoạt.
- Thiếu nước ngọt tưới tiêu.
- Tất cả các đáp án trên.