Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm thuỷ quyền.
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông trình bày được chế độ nước của một con sông cụ thể.
- Phân biệt được các loại hồ theo nguồn gốc hình thành.
- Trình bày được đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết và nước ngầm.
-Vẽ được sơ đồ; phân tích hình vẽ về thuỷ quyền.
- Nêu được các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt.
- Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc chủ động học tập, tìm kiếm thông tin để hiểu về thuỷ quyền, nước trên lục địa.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc lắng nghe, phản hồi tích cực, trao đối và hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc trình bày khái niệm thuỷ quyền phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông; trình bày chế độ nước của một con sông cụ thể, phân biệt các loại hồ theo nguồn gốc hình thành trình bày đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết và nước ngầm.
- Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc vẽ sơ đồ, phân tích hình vẽ về thuỷ quyền.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc liên hệ thực tế về các biện pháp bảo vệ nước ngọt ở địa phương.
- Chăm chỉ học tập và có trách nhiệm trong việc bảo vệ nguồn nước trên Trái Đất.
- Sơ đồ phạm vi phân bố của nước ngầm.
Tranh ảnh, video clip về thực trạng ô nhiễm nguồn nước, hồ tự nhiên và hồ nhân tạo.
- Tranh ảnh, thông tin về một số sông như: sông Hồng, sông Cả, sông Đồng Nai...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV đặt câu hỏi cho HS:
+ Hãy kể tên một số sông, hồ ở địa phương em.
+ Theo em, hồ đó có nguồn gốc từ đâu?
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi cho HS:
+ Hãy kể tên một số sông, hồ ở địa phương em.
+ Theo em, hồ đó có nguồn gốc từ đâu?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, ghi nhanh vào giấy câu trả lời theo suy nghĩ, quan điểm cá nhân.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày câu trả lời.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Thuỷ quyển là “quyển nước" của Trái Đất. Nước có mặt trong tất cả các thành phần của vỏ địa lí và là điều kiện cho sự sống của mọi sinh vật trên Trái Đất. Vậy thuỷ quyển là gì? Nước phân bố ở đầu trên lục địa? Con người cần làm gì để bảo vệ nguồn nước ngọt? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Thuỷ quyển. Nước trên lục địa,
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thuỷ quyển
- GV cho HS đọc thông tin SGK và nêu khái niệm thuỷ quyển
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS đọc thông tin SGK và nêu khái niệm thuỷ quyển? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhớ lại những kiến thức đã học, kết hợp đọc thông tin SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả lời. - HS ở các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức, mở rộng: Nếu có thể gom toàn bộ lượng nước trên Trái Đất sẽ được một quả cầu nước có thể tích khoảng 1 386 triệu km. Lượng nước này bao phủ hơn 70 % diện tích bề mặt Trái Đất và xâm nhập vào tất cả các quyển của lớp vỏ địa lí. | 1. Khái niệm thuỷ quyển Thuỷ quyển là toàn bộ nước trên Trái Đất ở các trạng thái khác nhau (lỏng, rắn, hơi), bao gồm nước trong các biển, đại dương, trên các lục địa và trong khí quyển, trong đó có khoảng 2,8 % là nước ngọt, còn lại là nước mặn. - Phần lớn nước ngọt của Trái Đất là băng, tuyết ở hai cực và trên các đỉnh núi cao. Sự vận động và thay đổi trạng thái của nước tạo nên vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất. |
------------------Còn tiếp--------------------
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra