Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 7. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐƠN CHẤT, BIẾN ĐỔI THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA HỢP CHẤT TRONG MỘT CHU KÌ VÀ TRONG MỘT NHÓM
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chiếu hình ảnh về công thức của định luật Culomb ( thể hiện mối liên hệ giữa lực hút, điện tích hạt nhân,, khoảng cách giữa hạt nhân và electron), yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
(1) Điện tích hạt nhân càng lớn thì lực hút electron càng mạnh hay càng yếu? Vì sao?
(2) Khoảng cách giữa electron và hạt nhân càng lớn thì electron bị hút càng mạnh hay càng yếu? Vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS không sử dụng sgk, thảo luận trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các HS đại diện nhóm xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
- GV ghi nhận các câu trả lời và kết nối vào bài học: Điện tích hạt nhân và khoảng cách có ảnh hưởng gì đến lực hút giữa hạt nhân và electron không? Yếu tố nào ảnh hưởng lớn hơn? Vì sao gọi là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học thay vì gọi là bảng các nguyên tố hóa học? Các yếu tố nào của nguyên tố hóa học biến đổi tuần hoàn? Lực hút giữa hạt nhân và electron có ảnh hưởng gì đến các yếu tố tuần hoàn này hay không? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiều bài mới để khám phá câu trả lời có các câu hỏi này: Bài 7. Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, huy động kiến thức kĩ năng đã học và kết hợp thông tin trong sgk, yêu cầu HS thảo luận trả lời phiếu học tập số 1:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức. - HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc. - GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử (a) Bán kính nguyên tử là khoảng cách từ hạt nhân đến electron ở lớp vỏ ngoài cùng 1. Trong một chu kì (b) Trong một chu kì, từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử có xu hướng giảm vì điện tích hạt nhân tăng dần nên hạt nhân sẽ hút electron mạnh hơn. - Trả lời câu 1 sgk trang 39: + Các nguyên tố chu kì 2 có 2 lớp electron. + Mô hình nguyên tử của Li (Z = 3) và F (Z = 9) theo Rutherford – Bohr như sau: Li và F đều cùng có 2 lớp electron, tuy nhiên điện tích hạt nhân của F lớn hơn Li nên hạt nhân của F sẽ hút electron lớp ngoài cùng mạnh hơn làm cho bán kính nguyên tử F nhỏ hơn Li. 2. Trong một nhóm (c) Trong một nhóm A, từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử có xu hướng tăng dần vì số lớp electron tăng dần.
Hình vẽ mô hình nguyên tử Li, Na và K Nguyên tử Li, Na và K có điện tích nguyên tử tăng nhưng bán kính không giảm vì số lớp electron tăng. - Trả lời câu luyện tập 1 trang 39: Trong các chu kì 3, 4, 5 theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân bán kính nguyên tử của các nguyên tố giảm dần. - Trả lời câu luyện tập 2 sgk trang 39: Đều có 1 lớp electron nhưng nguyên tử He có điện tích hạt nhân +2 lớn hơn nguyên tử H (điện tích hạt nhân là +1) nên hút electron lớp ngoài cùng mạnh hơn, làm cho bán kính của He nhỏ hơn bán kính của H. Mặt khác, nguyên tử He chỉ có 1 lớp electron nên bán kính là nhỏ nhất trong bảng tuần hoàn. |
------------ Còn tiếp ------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác