Soạn mới giáo án QPAN 10 cánh diều bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (tiết 1)

Soạn mới giáo án QPAN 10 cánh diều bài Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (tiết 1). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 4: PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ

TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được một số nội dung cơ bản của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

- Tự giác tuân thủ quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông và tham gia giao thông an toàn, biết tuyên truyền, vận động mọi người chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

  1. Năng lực

Năng lực chung:

-  Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

Năng lực riêng:

- Thực hiện được pháp luật về trật tự, an toàn giao thông;

- Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.

  1. Phẩm chất

- Nhận thức và hành động theo lẽ phải;

- Tự giác thực hiện và vận động người khác thực hiện các quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Giáo dục quốc phòng và an ninh 10.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập.
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:

  • Tiết 1: Khởi động bài học, các hoạt động khám phá, luyện tập mục I /1,2.
  • Tiết 2: Các hoạt động khám phá, luyện tập mục I /3, 4 và mục II; vận dụng cả bài.
  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo được hứng thú và tâm thế sẵn sàng cho HS tìm hiểu, khám phá nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV nêu vấn đề là tình huống khởi động (SGK tr. 24), HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu các hình ảnh và nêu tình huống khởi động bài học:

Em hãy nêu nhận xét về một số hành vi trong hình 4.1 liên quan đến pháp luật về trật tự an toàn giao thông. 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 sử dụng kĩ thuật "Tia chớp" để giải quyết tình huống khởi động trên

 GV gọi đại diện một số HS lần lượt trả lời câu hỏi; các HS khác đưa ra nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe câu hỏi, phân tích lần lượt các tình huống trong mỗi bức tranh và nói nhanh những suy nghĩ vừa xuất hiện.

- GV dẫn dắt, hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong phân tích các tình huống và đưa ra nhận xét, phương án trả lời của mình (HS thoải mái trình bày ý kiến):

+ Hình 4.1a: Người điều khiển xe máy chở quá số người quy định; người điều khiển, người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm và sử dụng ô khi tham gia giao thông.

+ Hình 4.1b: Dàn hàng ngang khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện

+ Hình 4.1c: Đi, đứng, ngồi và sinh hoạt trong khu vực đường sắt

+ Hình 4.1d: Không mặc áo phao khi đi đò trên sông

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV biểu dương tinh thần xung phong phát biểu ý kiến của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Một số hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông nêu ở trên vẫn xảy ra trong cuộc sống. Bài học hôm nay sẽ góp phần giúp các em phòng, chống những hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

 "Bài 4Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông."

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm về trật tự, an toàn giao thông.
  2. Nội dung: GV đưa ra các câu hỏi khám phá; HS đọc thông tin mục I/1 – SGK tr.24, để trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về phương tiện di chuyển tham gia giao thông và biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I/1 - SGK tr.24, kết hợp các kiến thức của bản thân thảo luận nhóm sử dụng kỹ thuật "Tia chớp"  để trả lời câu hỏi Khám phá 1:

Em có thể di chuyển từ thủ đô Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh bằng những phương tiện giao thông nào? Để đảm bảo an toàn giao thông, em cần làm gì?

 Đại diện một số HS lần lượt trình bày nhanh ý kiến của mình, một số HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, sau đó dẫn dắt, đặt câu hỏi:

Pháp luật, trật tự an toàn giao thông là gì?

 HS kết hợp kiến thức bản thân + thông tin mục I/1. (SGK-tr24), nêu câu trả lời.

 GV giới thiệu khái niệm pháp luật, trật tự an toàn giao thông như trong SGK và mời một vài HS phát biểu lại.

- GV chiếu Slide, yêu cầu HS nêu nội dung Câu 4.1 SBT, sau đó thảo luận nhóm đôi đưa ra câu trả lời.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi, hoàn thành nhanh bài tập.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung vừa nghiên cứu.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông

1. Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông

Khám phá 1:

- Em có thể di chuyển từ thủ đô Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh bằng những phương tiện giao thông: xe ô tô (xe khách, xe của gia đình), tàu hỏa, máy bay

- Để đảm bảo an toàn giao thông, em cần:

+ Khi di chuyển bằng xe ô tô (xe khách, xe của gia đình): 

·        Ngồi phía sau ghế lái, luôn thắt dây an toàn.

·        Ngồi xa thanh chắn và vật cứng trên xe.

·        Không có những hành vi đùa nghịch, lớn tiếng tránh làm lái xe mất tập trung, gây nguy hiểm. 

·        Tìm cách thoát hiểm nhanh chóng khi xe có dấu hiệu cháy nổ.

+ Khi di chuyển bằng tàu hỏa:

·        Tuyệt đối không được băng qua đường ray để đến sân ga. Sử dụng đường và cầu thang được quy định sẵn.

·        Khi đợi tàu, cần đứng ở vạch quy định.

·        Khi di chuyển giữa các toa tàu, cần cẩn thận và vịn chắc. 

+ Khi di chuyển bằng máy bay:

·        Không sử dụng các thiết bị truyền phát.

·        Ngồi đúng số ghế của mình.

·        Trước lúc máy bay cất cánh và hạ cánh, cần thắt dây an toàn.

 Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông:

Là những quy phạm hành vi do Nhà nước ban hành mà mọi người dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông.

 

-----------------------Còn tiếp---------------------------

Soạn mới giáo án QPAN 10 cánh diều bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (tiết 1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án QPAN 10 cánh diều mới, soạn giáo án QPAN 10 mới cánh diều bài Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (tiết 1), giáo án soạn mới QPAN 10 cánh diều

Soạn giáo án quốc phòng an ninh 10 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay