Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 6: Tìm hiểu mục đích của việc cố định tạm thời xương gãy và kĩ thuật một số cách cố định tạm thời xương gãy thông thường
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Tìm hiểu mục đích của việc cố định tạm thời xương gãy - GV nêu câu hỏi khám phá mục IV (SGK-tr.82): Theo em, việc cố định tạm thời xương gãy có tác dụng như thế nào? HS đọc thông tin mục IV/1 (SGK-tr.82); một số HS trả lời, một số HS nhận xét. GV nhận xét các ý kiến của HS và kết luận Ghi lên bảng. * Thực hành cố định xương cẳng tay gãy và xương đùi gãy - GV yêu cầu HS: Em hãy quan sát hình 2.8 và 2.9 và thực hiện theo hướng dẫn. - GV thực hiện nhanh động tác mẫu. GV thực hiện chậm (lần 1) kết hợp phân tích động tác mẫu theo từng cử động; HS quan sát, lắng nghe GV. Một số HS thực hiện động tác mẫu của GV theo từng cử động; một số HS khác nhận xét. GV nhận xét và thực hiện chậm (lần 2) toàn bộ cử động chi tiết của động tác mẫu; HS quan sát và ghi nhớ. - GV yêu cầu HS: Em hãy quan sát, nhận xét, góp ý và giúp bạn thực hiện cố định tạm thời xương cẳng tay gãy và xương đùi gãy Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khám phá, thảo luận trả lời câu hỏi và thực hành các kĩ thuật như GV hướng dẫn. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số HS báo cáo kết quả làm việc. - Các tổ khác quan sát, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận và chuyển sang nội dung mới. | IV. CẦM MÁU TẠM THỜI XƯƠNG GÃY 1. Mục đích - Giảm đau, ngăn ngừa các tổn thương thứ phát phần mềm, mạch máu, thần kinh, dây chằng,... - Tạo điều kiện điều trị tiếp theo tốt hơn, góp phần giảm tỉ lệ tử vong và tàn phế cho nạn nhân.
2. Kĩ thuật một số cách cố định tạm thời xương gãy thông thường a) Xương cẳng tay gãy - Chuẩn bị: Hai nẹp tre hoặc gỗ (nẹp 1 dài khoảng 35 cm, nẹp 2 dài khoảng 40 cm), bông, khăn tam giác, băng cuộn,… - Bước 1: Đặt nẹp 1 ở mặt trước của cẳng tay bị gãy, từ nếp gấp khuỷu tay đến khớp bàn tay, đặt nẹp 2 ở mặt sau cẳng tay, từ quá khuỷu đến khớp bàn tay, đặt bông tai 4 đầu nẹp và chỗ xương tiếp xúc với nẹp. - Bước 2: Băng cố định nẹp với cẳng tay theo kiểu băng số 8 (có vòng băng cố định ở cổ tay và ở phía trên khuỷu tay). - Bước 3: Treo tay trước ngực bằng khăn tam giác (cẳng tay vuông góc với cánh tay, bàn tay quay úp vào người).
b) Xương đùi gãy + Chuẩn bị: Ba nẹp tre hoặc gỗ (nẹp 1 dài khoảng 80 cm, nẹp 2 dài khoảng 100 cm, nẹp 3 dài khoảng 110 cm), bông, băng cuộn,… + Bước 1: Đặt nẹp 2 ở mặt sau đùi đến quá gót chân khoảng 1 cm, đặt nẹp 3 ở mặt ngoài đùi đến qua gan bàn chân khoảng 1 cm, đặt nẹp 1 ở mặt trong đùi đến quá gan bàn chân khoảng 1 cm, đặt bông tại các đầu nẹp. + Bước 2: Buộc dây tại các vị trí trên cố chân, ngang ngực, ngang hông, dưới khớp gối; băng số 8 ở bàn chân sao cho bàn chân vuông góc với cẳng chân. + Bước 3: Buộc hai chân vào nhau tại các vị trí gối và cổ chân để cố định. |
----------------------Còn tiếp---------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác