Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 8: Tìm hiểu mục đích của việc hô hấp nhân tạo và kĩ thuật một số cách hô hấp nhân tạo thông thường
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Tìm hiểu mục đích của việc hô hấp nhân tạo - GV nêu câu hỏi khám phá mục V (SGK-tr.83): Theo em, hô hấp nhân tạo có tác dụng như thế nào? Thường được thực hiện theo những cách nào? HS đọc thông tin mục V/1 (SGK-tr.83); một số HS trả lời, một số HS nhận xét. GV nhận xét các ý kiến của HS và kết luận Ghi lên bảng. * Thực hành kĩ thuật hà hơi, thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực - GV yêu cầu HS: Em hãy quan sát hình 2.10 và 2.11 và thực hiện theo hướng dẫn. - GV thực hiện nhanh động tác mẫu. GV thực hiện chậm (lần 1) kết hợp phân tích động tác mẫu theo từng cử động; HS quan sát, lắng nghe GV. Một số HS thực hiện động tác mẫu của GV theo từng cử động; một số HS khác nhận xét. GV nhận xét và thực hiện chậm (lần 2) toàn bộ cử động chi tiết của động tác mẫu; HS quan sát và ghi nhớ. - GV yêu cầu HS: Em hãy quan sát, nhận xét, góp ý và giúp bạn thực hiện hà hơi, thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khám phá, thảo luận trả lời câu hỏi và thực hành các kĩ thuật như GV hướng dẫn. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số HS báo cáo kết quả làm việc. - Các tổ khác quan sát, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận và chuyển sang nội dung mới. | V. HÔ HẤP NHÂN TẠO 1. Mục đích - Làm cho không khí ở ngoài vào phổi và không khí ở phổi ra ngoài để thay thế cho hô hấp tự nhiên khi nạn nhân ngạt thở.
2. Kĩ thuật một số cách hô hấp thông thường a) Hà hơi, thổi ngạt - Bước 1: Người cấp cứu quỳ bên cạnh nạn nhân, lau sạch đờm dãi trong miện nạn nhân, khơi thông đường thở. - Bước 2: Dùng một tay bóp kín hai bên mũi nạn nhân, một tay kéo hàm xuống dưới để miệng mở ra. - Bước 3: Hít một hơi thật dài, áp miệng vào miệng nạn nhân rồi thổi, làm liên tục 15 – 20 lần/phút.
b) Ép tim ngoài lồng ngực + Bước 1: Người cấp cứu quỳ bên cạnh nạn nhân, lau sạch đờm dãi trong miện nạn nhân, khơi thông đường thở. + Bước 2: Hai bàn tay đan đè lên nhau và đặt lên trên mũi xương ức của nạn nhân. + Bước 3: Dùng sức nặng của thân trên ấn mạnh, nhanh thẳng lồng ngực xuống khoảng 3,5 – 5 cm, làm liên tục 50 – 60 lần/phút. |
-------------------------Còn tiếp---------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác